Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề chổi đót Hòa Hải

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, nghề chổi đót du nhập và đứng vững trên địa bàn xóm Hoà Hải, xã Châu Hội (Nghĩa Đàn) đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Từ một nghề phụ, họ xem đây là một nguồn thu nhập chính, trang trải chi phí cho mọi sinh hoạt trong gia đình và làm giàu.

 

Làng nghề chổi đót Hòa Hải (xóm Hòa Hải, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn) bắt đầu hình thành từ năm 1967. Ngày đó, hầu hết người dân nơi đây đều có gốc gác ở các huyện đồng bằng lên đây định cư. Do đất ruộng quá ít nên cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thấy cây đót mọc xung quang rừng núi nhưng không được khai thác, bà con liền đưa về để làm chổi đem bán. Ban đầu chỉ vài hộ làm nhưng nhờ hiệu quả kinh tế mang lại khá cao nên hàng chục hộ trong xóm học hỏi lẫn nhau, hình thành nên một nghề. Đến nay, toàn xóm Hòa Hải có 124 hộ thì đã có đến 98 hộ tham gia làng nghề. Năm 2007, làng nghề chổi đót Hòa Hải đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề cấp tỉnh. Và cho đến nay, đây cũng là làng nghề cấp tỉnh duy nhất trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.

 

Hộ anh Phạm Văn Trinh là một trong những gia đình bám nghề và thực sự có cuộc sống thay đổi từ khi tham gia làng nghề. Nhà chỉ có 1 sào ruộng, cả năm làm 2 vụ lúa thì chỉ mất khoảng gần 1 tháng, thời gian còn lại, vợ chồng và các con của anh chị chỉ biết ở nhà đan chổi đót để kiếm thêm thu nhập. Nhờ chịu khó nên mỗi tháng, gia đình anh thu về 18 triệu đồng. Trừ tiền nguyên liệu, gia đình anh cũng có 6 triệu đồng để trang trải sinh hoạt trong gia đình và nuôi 4 con ăn học. Anh Trinh cho biết: Nghề này không tốn nhiều sức lao động, các cháu nhỏ trong nhà cũng có thể phụ giúp bố mẹ khi thời gian rảnh. Mỗi ngày, gia đình bện được 35 chiếc chổi, và cứ 5 ngày tôi lại chở chổi đi nhập cho các ốt, đại lý tại các huyện lân cận như Diễn Châu, Quỳnh Lưu và cả địa bàn Thanh Hóa.

Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề chổi đót Hòa Hải ảnh 1

Mỗi năm, gia đình anh Phạm Văn Trinh thu nhập hơn 70 triệu đồng từ nghề làm chổi đót.

Cũng như gia đình anh Trinh, hộ anh Phạm Văn Tuất đang khá lên nhờ làm nghề đan chổi đót. Nhà chỉ có 300m2 đất trồng lúa, chỉ đủ cung cấp lương thực cho 2 vợ chồng và 3 đứa con. Nhưng nhờ có nghề đan chổi, gia đình anh từ một hộ nghèo đã vươn lên thành hộ khá trong xóm. Ngày ngày, cả 5 nhân khẩu trong gia đình quần quật đan chổi đến 9 giờ đêm mới nghỉ ngơi. “Làm nghề này không khó, chỉ cần chăm chỉ, siêng năng thì thu nhập cũng ổn định. Một năm, trừ những ngày mùa màng và khi nguyên liệu khan hiếm, gia đình làm khoảng 9 tháng. Mỗi tháng, gia đình tôi thu nhập được khoảng gần 6 triệu đồng. Những ngày thời tiết nắng ráo, gia đình mua nguyên liệu ở các huyện Qùy Châu, Quế Phong về phơi khô rồi cất vào kho để đến khi mưa gió thì đem ra làm. Nhưng nếu thời tiết mưa nhiều quá thì không phơi được đót nên ẩm mốc khiến sản phẩm mất giá hoặc khó bán hơn”, anh Tuất cho biết.

 

Hàng năm, làng nghề chổi đót Hòa Hải đưa ra thị trường khoảng 15 ngàn chiếc chổi. Nhiều gia đình ban đầu thuộc diện hộ nghèo nhưng nhờ có nghề mà thoát nghèo và có điều kiện để xây nhà, sắm sửa đồ dùng trong gia đình, chăm lo cho con cái ăn học. Ông Nguyễn Công Trực, Bí thư kiêm xóm trưởng xóm Hòa Hải cho biết: Diện mạo xóm Hòa Hải trong 10 năm trở lại đây thay đổi rõ nét nhờ nghề đan chổi đót. Nếu không có nghề này, thì khoảng 1/3 số hộ trong xóm sẽ nằm trong diện hộ nghèo. Năm 2011, Nhà nước đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông phục vụ sản xuất và giao thương cho các hộ trong làng nghề. Nhưng điều mà người dân nơi đây đang thiếu, đó là nguồn vốn. Những hộ có vốn thì mua nguyên liệu về để dành những khi trời mưa gió làm dần. Nhưng các hộ khác thì không biết xoay xở thế nào. Họ phải lấy nợ nguyên liệu của các hộ khác rồi sau khi bán sản phẩm thì trả lại nên đã giảm phần nào thu nhập của gia đình.

 

Tuy đã được công nhận là làng nghề cấp tỉnh được 6 năm nay nhưng làng nghề hoạt động đang theo dạng “mạnh ai nấy làm”. Hiện làng nghề vẫn chưa thành lập được một BQL làng nghề chính thức. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý làng nghề, tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tìm kiếm và giao lưu thị trường… Việc phát triển làng nghề chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch và thiếu tính định hướng lâu dài. Ông Phạm Văn Hảo, Trưởng ban quản lý lâm thời làng nghề cho biết: Việc chưa thành lập được BQL làng nghề chính thức đang gây rất nhiều khó khăn cho các hộ sản xuất. Các hộ trong làng nghề hiện không có một tổ chức đứng ra đỡ đầu, không tiếp cận được những nguồn vốn chính sách ưu đãi. Các hộ sản xuất cũng chưa tạo được sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

 

Vì thế, việc cần làm là sớm tổ chức đại hội để bầu ra những hộ tâm huyết với nghề đứng vào Ban quản lý để đại diện cho làng nghề tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và tìm kiếm thị trường. Có như thế, làng nghề chổi đót Hoà Hải mới phát triển bền vững, mang lại cuộc sống no đủ cho người dân.


Phạm Bằng

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.