Thông điệp liên bang cuối của Tổng thống Obama

Sáng 13/1 (theo giờ Việt Nam), ông Barack Obama đã đọc bản Thông điệp liên bang lần thứ 7 và cũng là cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc Thông điệp liên bang cuối cùng của mình. Ảnh: whnt
Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc Thông điệp liên bang cuối cùng của mình. Ảnh: whnt

Phần đầu bản Thông điệp liên bang năm 2016 của Tổng thống Obama đề cập tới các vấn đề đối nội, như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, sửa đổi hệ thống nhập cư, tăng cường kiểm soát súng đạn, bảo đảm sự công bằng trong việc làm và trả lương, hệ thống chăm sóc sức khỏe Obamacare...

Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ khẳng định phải tiêu diệt tận gốc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ trao cho ông quyền sử dụng sức mạnh quân sự để tiêu diệt IS.

Theo người đứng đầu Nhà Trắng, chính sách đối ngoại của nước này cần phải tập trung vào mối đe dọa từ IS và al-Qaeda, nhưng không thể dừng lại ở đó. “Ngay cả khi không có IS, bất ổn sẽ vẫn tiếp diễn trong nhiều thập kỷ ở nhiều nơi trên thế giới, gồm Trung Đông, Afghanistan, Pakistan, các khu vực Trung Mỹ, châu Phi và châu Á”, ông Obama nhấn mạnh.

Ông Obama cũng nêu ra những vấn đề và công việc vẫn còn dang dở trong thời gian tại nhiệm của mình, như dỡ bỏ cấm vận Cuba, phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tiến hành các bước để đóng cửa nhà tù quân sự của Mỹ ở Vịnh Guantanamo, Cuba.

Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng nêu danh sách các đề xuất cho năm tới, gồm giúp sinh viên ngành y tìm hiểu cách viết mã trên máy tính để cá nhân hóa các thuốc điều trị cho bệnh nhân, ổn định hệ thống tiếp nhận người nhập cư, bảo vệ trẻ em trước tình trạng bạo lực liên quan tới súng đạn, tăng mức lương tối thiểu.

Thông điệp liên bang năm 2016 của Tổng thống Obama là tâm điểm của đời sống chính trị nước Mỹ đầu năm 2016 và có thể sẽ định hình chương trình nghị sự của chính quyền và đảng Dân chủ từ nay tới cuộc bầu cử Tổng thống 2016.

Theo Chinhphu.vn

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.