Tổng thống Obama bị trẻ em khởi kiện

Một nhóm trẻ em Mỹ có tên gọi Our Children's Trust đã có mặt tại Tòa án bang Oregon để kiện Tổng thống Obama do thất bại trong việc bảo vệ các em khỏi biến đổi khí hậu.

Tổng thống Barack Obama (phải) và Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon trong buổi lễ xác nhận Mỹ phê chuẩn thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, thực hiện ở Hàng Châu hôm 3-9 - Ảnh: Reuters
Tổng thống Barack Obama (phải) và Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon trong buổi lễ xác nhận Mỹ phê chuẩn thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, thực hiện ở Hàng Châu hôm 3-9 - Ảnh: Reuters

Trong đơn kiện, theo hãng tin AP, nhóm thanh thiếu niên có độ tuổi từ 9-20 này đã khiếu kiện việc "sự thụ động của chính quyền liên bang đã gây hại cho thế hệ trẻ nhất" của đất nước này.

Theo đó, dù đã ý thức được từ hơn 50 năm trước rằng ô nhiễm khí thải gây ra biến đổi khí hậu, tuy nhiên chính quyền liên bang Mỹ vẫn thất bại trong việc thực thi các kế hoạch nhằm ngăn xả thải quá nhiều. Thay vào đó, quan chức chính phủ lại còn thúc đẩy sự phát triển và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, theo cáo buộc của các nguyên đơn.

Nhóm Our Children's Trust cho rằng quyền hiến định, tự do, tài sản của họ đang bị xâm hại bởi những cơn bão ngày càng dữ dội hơn, những đợt hạn hán ngày càng đáng sợ hơn hay mực nước biển ngày càng dâng cao do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Bé Levi Draheim, 9 tuổi, một trong số 21 trẻ em, đã kiện Tổng thống Obama và chính quyền Mỹ vì biến đổi khí hậu - Ảnh: CNN
Bé Levi Draheim, 9 tuổi, một trong số 21 trẻ em, đã kiện Tổng thống Obama và chính quyền Mỹ vì biến đổi khí hậu - Ảnh: CNN

Đài CNN cho biết tại phiên tòa bắt đầu hôm 13/9, luật sư Julia Olson bên nguyên đơn đưa dẫn chứng câu chuyện của cô bé Jayden Foytlin 13 tuổi đến từ Louisiana về trận lụt kinh hoàng ở bang này hồi tháng 8 năm nay.

Đó là buổi sáng khi Foytlin thức dậy trong phòng ngủ, thấy chân mình ngập nước và đến giờ thì em vẫn phải ngủ ở phòng khách vì phòng ngủ bị hư hại do nước lũ.

Tuy nhiên, gia đình em không nhận được bảo hiểm lũ lụt vì nơi em ở chưa từng có tiền sử lũ lụt, và trận lụt đợt đó chính là kết quả của biến đổi khí hậu, theo như các nhà khoa học đã kết luận.

Nghiêm trọng hơn, sự việc có khả năng tiếp diễn nặng nề hơn nếu người ta tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và làm tăng nhiệt độ Trái đất.

"Tôi đang bị ảnh hưởng, thế hệ của tôi đang bị ảnh hưởng, bang Louisiana đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu", Jayden Foytlin lên tiếng - Ảnh: CNN
"Tôi đang bị ảnh hưởng, thế hệ của tôi đang bị ảnh hưởng, bang Louisiana đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu", Jayden Foytlin lên tiếng - Ảnh: CNN

Phiên tòa còn có sự tham dự của luật sư Bộ Tư pháp Mỹ và đại diện ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Luật sư Bộ Tư pháp Sean Duffy thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là có thật.

Tuy nhiên, ông Duffy cho rằng tòa án liên bang không phải là nơi để tìm giải pháp, mà còn tùy vào Tổng thống và Quốc hội có làm gì khác để đối phó với vấn đề này hay không.

Sau phiên tòa, thẩm phán Ann Aiken sẽ xem xét vụ việc trong vòng 60 ngày và quyết định có tiếp tục xét xử hay không.

Vụ kiện được ví von là “vụ kiện lớn nhất hành tinh” này đã làm dấy tranh luận về mặt hiến pháp rằng người trẻ và thế hệ những đứa trẻ chưa ra đời đang bị phân biệt đối xử, bởi họ không có quyền bầu cử nhưng lại là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những vấn đề về khí hậu.

Tổng thống Obama đã làm gì?

Cây bút John D. Sutter chuyên viết về biến đổi khí hậu cho CNN cho rằng thật ra Tổng thống Obama xứng đáng nhận lời khen thưởng cho hành động đối phó với biến đổi khí hậu hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đây. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng những đóng góp của ông là chưa đủ.

Theobáo Daily Mail, Tổng thống Obama đã nỗ lực đối phó vấn đề này trong nhiệm kỳ của mình, nhưng các thành viên Đảng Cộng hòa đã cản trở kế hoạch của ông. Họ còn chế nhạo việc ông tập trung vào chủ đề mà họ cho là ít cấp bách hơn so với nền kinh tế và quốc phòng.

Tuy nhiên, cựu giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Carol Browner nói rằng ông Obama đã làm tất cả những gì có thể, cả trên phương diện quốc tế lẫn thông qua pháp luật hiện hành để khởi động các lĩnh vực năng lượng sạch và cắt giảm khí thải từ xe cộ và các nhà máy điện.

“Tôi không muốn thấy bất kỳ gia đình nào phải trải qua những gì mà tôi đã gặp phải”, nguyên đơn Jayden Foytlin 13 tuổi nói với phóng viên CNN sau phiên tòa. “Không ai đáng phải chôn cất người thân của mình chỉ đơn giản bởi vì chính phủ muốn lẩn tránh sự thật, hoặc chỉ vì các công ty dầu muốn đắm chìm trong tiền”.

Theo Tuoitre

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.