Triều Tiên bí mật nhờ chuyên gia Mỹ giải đáp về... ông Trump?

Các quan chức Bình Nhưỡng được cho là đã bí mật liên lạc với một số chuyên gia Mỹ có quan hệ với đảng Cộng hòa để hỏi về một số vấn đề liên quan đến Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sau những cuộc khẩu chiến nảy lửa, Triều Tiên rõ ràng đang cảm thấy bối rối vì sự khó đoán của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và theo Washington Post, đó có thể là lí do khiến các quan chức Bình Nhưỡng tìm cách liên lạc với chuyên gia Mỹ để hiểu thêm về ông chủ Nhà Trắng.

 

Cụ thể, Washington Post cho rằng các quan chức của chính quyền Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã tìm cách liên lạc thông qua các kênh bí mật với một vài chuyên gia Mỹ có quan hệ thân thiết với đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump.

“Mối quan tâm số một của Bình Nhưỡng là ông Trump”, một nhà phân tích giấu tên cho biết. “Họ không thể hiểu nổi tính cách của đương kim Tổng thống Mỹ.”

Theo Washington Post, một trong số những câu hỏi liên quan đến ông Trump đang khiến Triều Tiên đau đầu là việc vì sao các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Mỹ như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson thường xuyên có những phát ngôn mâu thuẫn với lãnh đạo.

Ví dụ, trong khi ông Trump liên tục đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh và loại bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên, thì Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lại cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao với nước này.

Trong số những chuyên gia Mỹ được Triều Tiên liên lạc, có Bruce Klingner – cựu chuyên gia của Cục Tình báo Mỹ (CIA), hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Heritage Foundation, và Douglas H. Paal – người từng làm việc trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và George H.W. Bush.

Hai người này đều đã từ chối lời mời hợp tác của Triều Tiên, theo Washington Post. Thậm chí, ông Klingner còn gợi ý các quan chức Triều Tiên nên liên lạc trực tiếp với chính phủ Mỹ để được giải đáp thắc mắc.

Evans Revere – cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, người từng tham gia đàm phán song phương với Triều Tiên nhận định: “Tôi đoán rằng họ hơi bối rối về hướng đi của Mỹ. Những động thái hiện tại của Mỹ là chuyện chưa từng thấy đối với Triều Tiên. Vì vậy họ đã cố mở các kênh liên lạc ở Washington để tìm hiểu thông tin”.

Evan Osnos – một phóng viên tờ New Yorker từng đến thăm Triều Tiên vào mùa hè năm nay cho biết ngay cả quan chức phụ trách việc phân tích các chính sách quân sự, các tuyên bố của Mỹ tại Bình Nhưỡng cũng không thể hiểu được ông Trump.

“Ông Trump có thể là một người quá thiếu logic, hoặc là một người quá thông minh. Chúng tôi không biết nữa”, Osnos dẫn lời Pak Song Il – một quan chức Triều Tiên.

Tổng thống Trump và các lãnh đạo cấp cao Bình Nhưỡng đang rơi vào vòng xoáy của cuộc “khẩu chiến” không có hồi kết. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục công kích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và đe dọa sẽ "hủy diệt hoàn toàn" Bình Nhưỡng.

Đáp lại, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiến hành thử bom nhiệt hạch (bom H) trên Thái Bình Dương, đồng thời úp mở về khả năng bắn rơi máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ để đáp trả "tuyên bố chiến tranh" của Tổng thống Trump.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.