Trump chọn 'bạn cũ' của Tập Cận Bình làm Đại sứ tại Trung Quốc

(Baonghean.vn) - Thống đốc bang Iowa Terry Branstad vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

Terry Branstad vốn là một người ủng hộ TPP. Ảnh: Internet.
Terry Branstad vốn là một người ủng hộ TPP. Ảnh: Internet.

Jason Miller - người phát ngôn của ông Trump xác nhận thông tin Branstad đã chấp thuận đề nghị trên trong cuộc trao đổi thường nhật qua điện thoại với báo giới. Miller cũng nói rằng Branstad sẽ cùng tham gia với ông Trump trong một sự kiện tại Des Moines, bang Iowa vào ngày 8/12, một trong những điểm dừng chân trong hành trình nói lời cảm ơn của ông Trump tại các bang chiến trường.

Miller nêu bật kinh nghiệm của Branstad trong các vấn đề chính sách công, thương mại và nông nghiệp, là những phẩm chất khiến ông được chọn làm phái viên của Trump tại Bắc Kinh. Theo Miller, Branstad “có hiểu biết sâu rộng về Trung Quốc và người Trung Quốc, và là người gây ấn tượng mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử, không chỉ trong những cuộc gặp trong chiến dịch tranh cử mà cả trong những cuộc gặp sau bầu cử”.

Miller cho hay: “Rõ ràng Thống đốc Branstad là người sẽ làm tốt vai trò đại diện nước Mỹ trên trường thế giới, và chúng tôi hết sức tự hào với lựa chọn này”.

‘Quan hệ lâu năm’

Chiến dịch của Trump đã chính thức đưa ra quyết định nói trên trong một tuyên bố vào chiều 7/12 (sáng 8/12 giờ Việt Nam). Trump phát biểu: “Hàng chục năm kinh nghiệm của Thống đốc Branstad trong lĩnh vực dịch vụ công và mối quan hệ lâu năm với Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như các lãnh đạo khác của Trung Quốc khiến ông trở thành lựa chọn lý tưởng cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc”.

Theo CNN, Branstad đặc biệt phù hợp với công việc này, do có mối quan hệ thân thiết trong nhiều thập niên qua với ông Tập. 2 người quen biết nhau từ năm 1985, khi ông Tập tới Iowa với tư cách một quan chức cấp tỉnh tham gia chương trình trao đổi cấp nhà nước trong nhiệm kỳ thống đốc đầu tiên của ông Branstad và duy trì quan hệ bạn bè chừng mực. Tập Cận Bình cũng đã gặp Branstad trong chuyến thăm Mỹ năm 2012 trên cương vị Phó Chủ tịch Trung Quốc và sắp sửa lên nắm quyền.

Tại một cuộc họp báo hôm 7/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Kháng khẳng định Branstad “là một người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc, và hoan nghênh ông đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển quan hệ Mỹ-Trung”.

Terry Branstad và Tập Cận Bình trong lần gặp gỡ năm 2012, khi ông Tập còn là Phó Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: NYT.
Terry Branstad và Tập Cận Bình trong lần gặp gỡ năm 2012, khi ông Tập còn là Phó Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: NYT.

Thuật ngoại giao

Tuy vậy, theo trang CNN, mối quan hệ cá nhân nồng ấm của họ sẽ sớm được thử thách.

Đại sứ sắp tới của Mỹ tại Trung Quốc sẽ đối diện với nhiều thách thức ngoại giao tiềm ẩn rủi ro lớn trong mối quan hệ Mỹ-Trung, bao gồm những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, việc thực thi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, và quan hệ kinh tế lẫn thương mại của 2 nước.

Trump mới đây đã phát đi một cử chỉ dễ gây hiềm khích với Trung Quốc, đảo lộn chính sách đối ngoại của Mỹ nhiều thập niên qua khi nhận cuộc gọi chúc mừng của người đứng đầu chính quyền Đài Loan, cũng như đăng hàng loạt dòng trạng thái trên mạng xã hội về vấn đề phá giá tiền tệ và thuế quan.

Đơn cử hôm Chủ nhật vừa qua Trump viết: “Liệu Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng có ổn không khi phá giá đồng tiền của họ (khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế cao các sản phẩm của chúng ta vào thị trường của họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay khi xây dựng một phức hợp quân sự lớn giữa Biển Đông? Tôi không cho là vậy!”.

Và Branstad cũng có những điểm khác biệt với Trump. Ông là người ủng hộ thỏa thuận thương mại TPP - một thành tố lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Á, và là thỏa thuận mà Trump phản đối gay gắt trong chiến dịch tranh cử. Branstad lập luận rằng thỏa thuận trên sẽ đem lại lợi ích cho công nhân và nông dân tại Iowa.

Phú Bình

(Theo CNN)

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.

Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Putin với mục tiêu đưa nước Nga trở nên đáng sống hơn

Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Putin với mục tiêu đưa nước Nga trở nên đáng sống hơn

(Baonghean.vn) - Hơn 2 thập kỷ cầm quyền,Tổng thống Vladimir Putin đã bảo tồn sự thống nhất đất nước. Dưới thời ông Putin, Nga bắt đầu hồi sinh lịch sử, củng cố chủ quyền, tăng cường vị thế, tập hợp các vùng đất, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và củng cố các giá trị tinh thần và đạo đức.