Trung Quốc cử thêm Ủy viên Bộ Chính trị sang Mỹ ngăn leo thang căng thẳng

(Baonghean.vn) - Giới quan sát ngoại giao cho biết, Trung Quốc đã cử cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Washington để tiến hành đàm phán thương mại, sau khi chuyến đi của một nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc tới Mỹ đã không thu được kết quả trong việc kiềm chế căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Ông Lưu Hạc, Giám đốc Văn phòng Trung ương Lãnh đạo các Vấn đề Tài chính và Kinh tế Trung Quốc. Ảnh: AP
Ông Lưu Hạc, Giám đốc Văn phòng Trung ương Lãnh đạo các Vấn đề Tài chính và Kinh tế Trung Quốc. Ảnh: AP
Ông Lưu Hạc, Giám đốc Văn phòng Trung ương Lãnh đạo các Vấn đề Tài chính và Kinh tế Trung Quốc, hiện đang có chuyến thăm đến Mỹ cho tới ngày 3/3, nhằm tìm kiếm điểm chung với Washington trong chính sách thương mại và kinh tế vĩ mô, trước viễn cảnh về một cuộc chiến thương mại ngày càng rõ ràng.

Trước đó 3 tuần, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, người giữ vai trò cao hơn Bộ trưởng Ngoại giao, cũng có mặt tại Washington để thực hiện nhiệm vụ tương tự. 

Giới phân tích nhận định quyết định cử ông Dương và ông Lưu, cả hai đều là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, tới Mỹ trong vòng 1 tháng báo hiệu việc nước này lo ngại căng thẳng có thể leo thang thành một cuộc chiến thương mại.

Giáo sư Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và là cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết có khả năng Nhà Trắng đã bác bỏ lời đề nghị được đưa ra trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì.

Chuyên gia này nhận xét: “Ông Lưu Hạc có thể đưa ra thêm nhượng bộ trong vấn đề mở rộng phạm vi hàng hóa và doanh nghiệp Mỹ vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên vẫn có giới hạn cho những gì mà Bắc Kinh có thể đưa ra như một sự thỏa hiệp”.

Một nguồn tin giấu tên cho biết ông Dương đã thúc ép việc nối lại đàm phán kinh tế giữa hai nước, cũng như thảo luận các vấn đề khác như Triều Tiên.

Nguồn tin này cho biết: “Tôi không rõ liệu chính quyền Mỹ có sẵn sàng tiến hành đối thoại lần nữa hay không. Chuyến thăm của ông Dương... dường như không đạt được gì. Và giờ họ phải cử ông Lưu”. 

Theo tờ Financial Times, dự kiến ông Lưu có cuộc gặp với Tổng thống Trump, cùng với các quan chức cấp cao Mỹ bao gồm cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn, đại diện thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.

Ngoài ra, ông Lưu sẽ gặp một nhóm các doanh nhân Mỹ trong một sự kiện bàn tròn. Ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), nhận định chuyến thăm của ông Lưu đáng chú ý do trùng vào thời điểm diễn ra phiên họp quan trọng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và khai mạc kỳ họp thường niên của Ủy ban Chính hiệp toàn quốc khóa XIII, cơ quan lập pháp của Trung Quốc.

Ông Wu cho hay: “Phía Trung Quốc chịu sức ép liên quan tới căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ thương mại với Mỹ và mong muốn ông Lưu tới Washington càng sớm càng tốt”, đồng thời nêu rõ không bên nào có thể đợi tới khi kết thúc kỳ họp của cơ quan lập pháp Trung Quốc.

Chuyên gia này cho biết ông Lưu có thể sẽ thúc đẩy việc ấn định thời điểm tiến hành vòng đối thoại kinh tế tiếp theo và tái khẳng định với chính quyền tổng thống Trump về kế hoạch cải cách kinh tế của Bắc Kinh vào cuối năm nay.

Đối thoại kinh tế giữa hai nước đã bị ngừng trệ sau khi vòng đối thoại đầu tiên tại Washington hồi tháng 7 năm ngoái kết thúc trong bế tắc./.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.