Vì sao Mỹ chưa dám tấn công quân sự Triều Tiên?

Nếu Mỹ lựa chọn giải pháp tấn công quân sự Triều Tiên, thì đó chính là một sự lựa chọn xấu và dẫn đến hậu quả vô cùng tồi tệ.
Đó là nhận định của nhà phân tích Peter App trong một bài viết được hãng tin Reuters đăng tải.
Theo nhà phân tích Peter App, các vị tổng thống Mỹ, kể từ thời Bill Clinton, đều đã phải đối mặt với chương trình vũ khí của Triều Tiên và từng được mời chào một loạt những lựa chọn quân sự để giải quyết vấn đề này.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un ngày càng khiến Washington “đau đầu nhức óc” . Ảnh: Reuters 
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un ngày càng khiến Washington “đau đầu nhức óc” . Ảnh: Reuters 
Cho đến nay, không một vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm nào mạo hiểm tấn công quân sự Triều Tiên, chủ yếu là vì tất cả các lựa chọn đều xấu, đặc biệt là do nguy cơ trả đũa có thể biến Bán đảo Triều Tiên (và có lẽ cả một khu vực rộng lớn hơn) thành chiến trường đẫm máu. Trong trường hợp tồi tệ nhất, xung đột ở Bán đảo Triều Tiên thậm chí có thể lôi kéo Mỹ sa vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, giống như Chiến tranh Triều Tiên trước đây.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ không cho phép Bình Nhưỡng phát triển khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nếu ông tiến hành một cuộc tấn công hạn chế, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ tạm thời chậm lại và có thể làm dẫn đến đòn giáng trả dữ dộicủa Triều Tiên.
Nếu Washington chọn biện pháp quyết liệt hơn, thì đó sẽ là ném bom qui mô lớn vào các hệ thống tên lửa và vũ khí của Triều Tiên.
Mặc dù hành động như vậy có thể sẽ không triệt tiêu được chương trình tên lửa- hạt nhân của Triều Tiên, nhưng nó sẽ làm chậm tiến độ phát triển. Trong trường hợp hiệu quả nhất, chiến dịch không kích qui mô lớn này chỉ ngăn Bình Nhưỡng hoàn thiện một số chương trình vũ khí đầy tham vọng hơn như tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm điện- diesel.
Loại bom được biết đến nhiều nhất trong kho vũ khí của Không quân Hoa Kỳ được thiết kế cho mục đích này là bom xuyên phá công sự ngầm kiên cố GBU-57, nặng tới gần 15 tấn.
Được chính quyền George W. Bush phát triển và chủ yếu để phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran, GBU-57 có thể được ném từ máy bay ném bom tàng hình B2 xuất phát từ các căn cứ ở khu vực hoặc nước Mỹ lục địa. Loại máy bay ném bom B2 có thể xâm nhập không phận Triều Tiên mà không bị phát hiện, nếu nó phối hợp với một số chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor và thậm chí cả loại F-35 Joint Strike Fighters mới được triển khai trong khu vực.
Lý do những cuộc tấn công như vậy chưa được đưa ra cho đến nay cũng là lý do chúng không bao giờ được đưa ra để chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Nhiều chuyên gia cho rằng những cuộc tấn công này không thể phá hủy hết các mục tiêu và đòn trả đũa sẽ vô cùng tàn khốc.
Với Iran, Washington lo ngại Tehran sẽ giáng trả bằng cách tấn công các cơ sở sản xuất và vận chuyển dầu khí ở Vùng Vịnh mà hậu quả hậu quả có thể gây thảm họa cho nền kinh tế toàn cầu .. Với Triều Tiên, có lo ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào Nhật Bản và các căn cứ của Mỹ như Guam cũng như một cuộc tấn công pháo binh mang tính chất hủy diệt Hàn Quốc. Một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có khả năng nã tới 500.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong vòng một giờ đồng hồ.
Cũng có lo ngại rằng nếu cảm thấy các tên lửa và đầu đạn hạt nhân bị đe doạ, Triều Tiên có thể sử dụng chúng trước - với mục tiêu rất có thể là Nhật Bản.
Có một số dấu hiệu cho thấy Mỹ cố gắng ngăn chặn sự leo thang bằng cách đơn giản là "tấn công chặt đầu", thủ tiêu ban lãnh đạo Triều Tiên. Theo hãng thông tấn Yonhap, các cuộc tập trận Mỹ-Hàn trong tháng này có sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ - lực lượng đã tiến hành cuộc đột kích năm 2011 giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden.
Một lựa chọn như vậy sẽ rất khó thực hiện. Hệ thống phòng không của Triều Tiên khiến cho việc chuyển quân bằng máy bay trực thăng trở nên khó khăn, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Donald Trump là một trong những tổng thống Mỹ khó lường nhất. Nếu có bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào lựa chọn giải pháp quân sự chống Triều Tiên, thì ông Trump có thể là một người trong số đó.
Nhà phân tích Peter App kết luận: Hành động có thể gây ra thảm họa. Nhưng nếu không làm bất cứ điều gì, thì Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc xung đột tương lai thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều.

Theo Kienthuc.net.vn

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.