Vì sao Thủ tướng Anh chọn 'Brexit cứng' với EU?

(Baonghean.vn) - Nước Anh đã lựa chọn kịch bản “Brexit cứng”, tức là một sự chia tay dứt khoát với Liên minh châu Âu (EU). Lý do cho sự dứt khoát này là gì? Anh được và mất gì từ kịch bản này?

Quyết "dứt tình"

Lựa chọn kịch bản “Brexit cứng” mà nữ Thủ tướng Anh công bố không quá bất ngờ so với những tuyên bố của bà trước đó. Tuy nhiên, đây được cho là phát biểu rõ ràng nhất, chính thức nhất của chính phủ Anh về chiến lược thực thi Brexit trong bối cảnh xuất hiện những lời chỉ trích, đồn đoán về khả năng Brexit đang rơi vào hỗn loạn.

Theo 12 điểm mà bà May nêu ra, đáng chú ý là việc nước Anh sẽ rút ra khỏi khối thị trường chung, liên minh thuế quan và Toà công lý châu Âu. Như tuyên bố của bà Theresa May thì “nước Anh muốn một quan hệ đối tác mới công bằng chứ không phải là một quy chế thành viên từng phần hay liên kết với EU”. Điều này có nghĩa Anh sẽ không tìm kiếm vị thế tương tự như Na Uy hay Thụy Sỹ, tức đứng ngoài nhưng có sự hợp tác đặc biệt với EU.

Lý giải cho quyết định “cứng rắn” của nữ Thủ tướng Anh, có thể nhìn nhận ở 2 góc độ. Thứ nhất, về nội bộ nước Anh, sau sự kiện trưng cầu ý dân về Brexit, “Xứ sở sương mù” phải đối mặt với sự chia rẽ sâu sắc cả trong giới quan chức lẫn người dân. Một bộ phận không nhỏ tiếp tục ủng hộ ở lại EU, thậm chí vùng Scotland còn tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu để tách khỏi Anh, rồi gia nhập EU.

Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu về chiến lược Brexit hôm 17/1. Ảnh: AFP
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu về chiến lược Brexit hôm 17/1. Ảnh: AFP

Đáng ngại hơn, giới chính trị Anh lo ngại phe ủng hộ Brexit rồi sẽ bị xáo trộn tâm lý, hối hận với quyết định trong lá phiếu trưng cầu. Trong bối cảnh như vậy, chính phủ Anh không còn cách nào khác là triệt để giải quyết tình hình bằng một tuyên bố dứt khoát: nước Anh sẽ ra đi và hoàn toàn đứng ngoài EU như một đối tác độc lập và bình đẳng.  

Ở góc độ thứ 2 là sức ép từ bên ngoài, cụ thể là EU. Thời gian gần đây, tại các chương trình nghị sự quan trọng của khối, lãnh đạo các nước thành viên chủ chốt như Đức, Pháp, Italy luôn khẳng định quan điểm “không để Anh ra đi dễ dàng, tránh tạo tiền lệ xấu” cho các thành viên khác.

Một nước nhỏ và có quan hệ rất mật thiết với Anh như Đan Mạch cũng lên tiếng rằng “bất cứ sự nhượng bộ nào không đem lại lợi ích cho Đan Mạch thì nước này sẽ không chấp nhận thông qua”. Các nước EU từng đưa ra điều kiện rằng, nếu Anh muốn tiếp tục tiếp cận với thị trường chung châu Âu với các ưu đãi thuế như một thành viên bình thường thì nước Anh phải chấp nhận quyền tự do đi lại của công dân EU, cụ thể là công dân EU phải được tự do vào nước Anh.

Tất nhiên, đây là điều mà chính phủ của bà Theresa May kiên quyết phản đối bởi “tự do đi lại” khiến Anh quá đau đầu trong việc kiểm soát dòng người nhập cư và cũng là một trong những lý do của kết quả Brexit hôm nay.  Vậy nên, đối mặt với sức ép từ EU, đương nhiên, Anh không muốn đã “ly hôn” lại kéo theo những đàm phán và điều kiện ràng buộc nên họ đành phải “dứt tình”.

Nước Anh được gì, mất gì?

Chưa nói về bản chất, chiến lược mà nữ Thủ tướng Anh vừa đưa ra được các doanh nghiệp, giới ngoại giao coi như “kim chỉ nam” để hoạch định “đường đi nước bước” của họ. Với một “Brexit cứng”, trong tương lai Anh có thể toàn quyền kiểm soát dòng người nhập cư vào nước này, kể cả những người nhập cư từ các nước châu Âu khác.

Về thương mại, nước Anh sẽ “tự do” tìm kiếm một thỏa thuận mà Anh mong muốn với Liên minh châu Âu chứ không phải điều ngược lại. Điều đó có nghĩa họ sẽ tự chủ trong mọi vấn đề sau suốt 6 thập kỷ bị “bó buộc” trong một khối liên minh. Sự tách bạch này có thể sẽ mang lại cho London những người bạn mới, những đối tác mới phù hợp hơn với sự phát triển và ổn định của đất nước này.

Tuy vậy, “cái mất” cũng không hề nhỏ cho sự lựa chọn Brexit cứng. Về kinh tế, việc rời khỏi Khối thị trường chung châu Âu sẽ mang đến cho Anh những thiệt hại nhãn tiền. 44% xuất khẩu của nước Anh là vào EU và nếu bị chặn đứng bởi hàng rào thuế quan thì thiệt hại kinh tế đối với nước Anh sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Thủ hiến vùng Scotland, bà Sturgeon cảnh báo sẽ kích hoạt cuộc trưng cầu độc lập sau quyết định Brexit cứng của chính phủ. Ảnh Express
Thủ hiến vùng Scotland, bà Sturgeon cảnh báo sẽ kích hoạt cuộc trưng cầu độc lập sau quyết định Brexit cứng của chính phủ. Ảnh Express

Thủ tướng May từng tuyên bố, sẽ “phá giá thuế” để thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư, nếu Anh không thương lượng được một thỏa thuận tích cực với EU. Điều này có thể dẫn đến một “thỏa thuận trừng phạt” của EU dành cho Anh.

Ngoài ra, việc nước Anh quyết định rời khỏi liên minh hải quan EU cũng khiến nước này sẽ phải đàm phán lại không chỉ hàng chục thỏa thuận trước đó mà còn phải tăng cường kiểm soát biên giới đối với dòng người và hàng hóa trên các tuyến hàng không, đường sắt quốc tế và các cảng biển.

Điều đáng lo ngại hơn là “Brexit cứng” không giúp hàn gắn sự chia rẽ trong nội bộ đất nước Anh mà còn có nguy cơ “khoét sâu” thêm mâu thuẫn. Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon thẳng thắn chỉ ra, kế hoạch của chính phủ Anh rời khỏi EU sẽ là một thảm kịch đối với kinh tế Anh. Vì thế Scotland phải có quyền bỏ phiếu độc lập.

Xem ra, sự thống nhất của Vương quốc Anh đang bị đe dọa nếu Scotland muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới đòi độc lập lãnh thổ. Đây sẽ là những thách thức không nhỏ cho chính phủ của nữ Thủ tướng Anh trong thời gian tới. 

Việc Anh nói lời “chia tay” dứt khoát không ràng buộc cũng sẽ là “gáo nước lạnh” thứ 2 dội vào EU sau ngày trưng cầu ý dân ở Anh hồi tháng 6/2016. Vì thế, dự đoán các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Anh và EU sẽ không ít chông gai, thậm chí có thể cuộc đàm phán Brexit vào thế bế tắc không có đường ra, mà tình trạng này càng kéo dài thì sẽ càng bất lợi cho chính phủ của bà Theresa May.

Thanh Huyền

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".