Vì sao vòng vây cô lập Qatar sắp 'tan tành'?

Trong khi Ảrập Xêút và các đồng minh Vùng Vịnh tố cáo Qatar tài trợ khủng bố rồi cô lập Doha, các quốc gia hùng mạnh khác trong khu vực lại có động thái phản đối phong trào cấm vận này.

Đầu tháng qua, Ảrập Xêút, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) cùng nhiều nước khác đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm vận kinh tế đối với Doha sau khi cáo buộc nước này tài trợ khủng bố cũng như gây bất ổn khu vực.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Trung Đông lại từ chối ủng hộ phong trào cô lập Qatar và bắt đầu hành động để giúp quốc gia này vượt qua "bão" ngoại giao.

Ngày 14/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tới thủ đô Doha để gặp người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman al Thani cùng với Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani.

Ngoài ra, báo Nga Kommersant đưa tin, sau những cuộc gặp trên, ông Cavusoglu dự kiến sẽ thăm Ảrập Xêút – quốc gia được xem là “kẻ xúi bẩy” chính của cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra.

Qatar, khủng hoảng, ngoại giao, khủng hoảng Qatar, Vùng Vịnh

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Edorgan (trái) và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim (phải) trò chuyện trong một cuộc gặp ở Doha. (Ảnh: AP)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng tuyên bố rằng “việc cô lập Qatar là một sai lầm chết người trái với các giá trị Hồi giáo”.

Theo ông Erdogan, Qatar hiện tích cực chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu quân đội nước này đưa 3.000 binh sĩ tới Qatar đến giữ “hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi lên tiếng khẳng định các biện pháp trừng phạt chống Qatar chỉ làm ảnh hưởng tới dân thường, chứ không tác động được đến giới lãnh đạo. Kuwait, Oman, Marocco và Jordan cũng quyết định không ủng hộ phong trào chống Qatar.

Giáo sư Grigory Kosach tại Đại học Nhà nước Nga về Nhân loại trả lời báo Kommersant cho hay, Qatar thực sự có ảnh hưởng đáng kể với một số nước Trung Đông thông qua các tổ chức quyền lực đại diện cho nhóm Anh em Hồi giáo (MB). Ngoài ra, theo ông Kosach, Qatar còn giành được sự ủng hộ rõ rệt tại châu Âu.

“Các nhà nhập khẩu hydrocarbon của Qatar ở châu Âu không muốn tình hình khu vực bị xấu đi và đã kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng này nhanh nhất có thể. Tất cả các nước này cho thấy rằng có một liên minh khác đang được hình thành xung quanh Qatar, có khả năng đối đầu với Ảrập Xêút và các đồng minh”, ông giải thích.

Tờ Kommersant cũng lưu ý rằng Ngoại trưởng Ảrập Xêút Adel al-Jubeir từng tuyên bố vụ phong tỏa nhằm vào Qatar trên thực tế không phải một vụ phong tỏa và Ảrập Xêút đang chuẩn bị để cho phép nối lại hoạt động hàng hải cung cấp lương thực và thuốc men cho Doha nếu cần.

Cùng lúc đó, Bộ trưởng Hàng không Dân sự Ai Cập Sherif Fathy tuyên bố các hãng hàng không Qatar đã không còn bị cấm sử dụng không phận Ai Cập, trong khi Tổng thống Abdel Fatah al-Sisi bày tỏ lo ngại khủng hoảng ngoại giao Qatar không nên để bùng phát thành chiến tranh.

Vì thế, có thể nói rằng các nước “xúi bẩy” cô lập Qatar đã nhận ra họ sẽ không thể cô lập được hoàn toàn Qatar và bắt đầu lùi bước.

Trong bối cảnh rạn nứt quan hệ giữa các nước Vùng Vịnh, hai tàu chiến Mỹ vừa đến Doha để tham gia tập trận chung với Hải quân Qatar. Lầu Năm Góc cũng đạt được thỏa thuận cuối cùng trong hợp đồng trị giá 12 tỷ USD nhằm bán 36 chiếc chiến đấu cơ F-15 cho Doha.

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 15/6 cũng lên tiếng hối thúc lãnh đạo các nước Ảrập Xêút, Bahrain và Qatar có những bước đi nhằm giảm bớt căng thẳng dẫn đến việc các cường quốc Arab cắt đứt quan hệ với Doha.

Theo Baotintuc

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.