Vỏ hàu chữa mồ hôi trộm

Dược liệu của vỏ hàu tên thuốc trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa ra mồ hôi trộm:

Bài 1: mẫu lệ, đỗ trọng (lượng bằng nhau) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 1 thìa cà phê với ít rượu. Ngày 2 - 3 lần (Hải Thượng Lãn Ông). Hoặc mẫu lệ 8g uống với nước sắc hoàng kỳ và ma hoàng (mỗi thứ 6g).

Bài 2: bột mẫu lệ nung 12g, long cốt nung 12g, hoàng kỳ 12g, bột tẻ 40g, trong biệt dược “Ôn phấn” dùng xoa chữa mồ hôi trộm rất tốt.

Chữa chứng dương hư, sốt về chiều: mẫu lệ 12g, bạch thược 10g, phụ tử chế 10g, gừng sống 10g, cam thảo 3g, đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa tiểu dắt, tiểu són: mẫu lệ nung đỏ, cao da trâu, lộc nhung, tang phiêu tiêu sao với rượu (lượng mỗi thứ bằng nhau) tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 viên chia làm 2 lần, chiêu với nước muối pha rượu vào lúc đói. Hoặc bột mẫu lệ 40g, nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Để nguội, bỏ bột mẫu lệ, thái nhỏ bong bóng ăn trong ngày.

Chữa khí hư: mẫu lệ 40g, phèn chua phi 40g, tẩm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 4g (Nam dược thần hiệu). Hoặc mẫu lệ 20g, hoa hòe 20g, tán bột. Ngày uống 12g.

Chữa di mộng tinh: mẫu lệ 10g, lộc giác sương 50g, trộn đều, rây bột mịn, uống mỗi ngày 8 - 16g, nước sắc dây tơ hồng 30g.

Chữa sưng đau ngọc hành ở trẻ em: mẫu lệ nung đỏ, tán nhỏ trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau), thêm nước cho nhão đắp lên vùng sưng (Nam dược thần hiệu).

                                                                 Theo Sức khoẻ và đời sống

tin mới

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.