In “đồng bạc Cụ Hồ” ở hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kể từ khi có sắc lệnh phát hành tiền giấy trên toàn quốc (ban hành ngày 31/1/1946), tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam trong tư thế một quốc gia độc lập chính thức bước vào cuộc sống, được nhân dân gọi một cách thân thương là tờ “giấy bạc Cụ Hồ”.
 

Có rất nhiều tư liệu viết về tờ giấy bạc Cụ Hồ được in ở Hà Nội, nhất là ở miền Nam từ 1946 – 1953; nhưng hẳn chưa nhiều người biết còn có những “đồng bạc Cụ Hồ” được sản xuất tại an toàn khu vùng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh thời kỳ này. Qua tiếp cận tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 4, chúng tôi đã hệ thống được sự ra đời của “đồng bạc Cụ Hồ” được in tại Trung bộ.

 

 In “đồng bạc Cụ Hồ” ở hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh ảnh 1

           Tờ giấy bạc tài chính 100 đồng với chân dung Bác Hồ.

                           Tờ giấy bạc tài chính 5 đồng

Ban đầu cơ sở in bạc Trung Bộ được đặt bí mật ở Nhà in Ngô Tử Hạ, đường Hàng Bè (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng) thành phố Huế, sau chuyển ra thôn Hiền Sĩ, xã Phong Thái (nay là xã Phong Sơn), huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp gây hấn ở Huế nên cơ sở ấn loát Trung bộ được chỉ thị bí mật di chuyển ra vùng an toàn. Được nhân dân và chính quyền địa phương giúp đỡ, công nhân đã di chuyển toàn bộ máy móc thiết bị ra Hà Tĩnh, ngược dòng sông Ngàn Phố đến xóm Văn Giang, xã Thịnh Văn (nay là xã Sơn Thịnh) Hương Sơn lắp đặt máy móc, để kịp thời in ấn, phục vụ kháng chiến.

 

Khi đã cơ bản ổn định vị trí đặt xưởng in, ban lãnh đạo Cơ quan ấn loát Trung bộ xin chỉ thị của trên cho tuyển thêm lực lượng công nhân ở địa phương, đẩy nhanh công tác sản xuất. Để đảm bảo bí mật khu căn cứ, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Hà Tĩnh, Liên khu uỷ Khu 4, cùng lãnh đạo Bộ Tài chính họp bàn yêu cầu phải tuyển chọn kỹ thợ kỹ thuật, nhất là những người có thành phần gia đình rõ ràng, phải xác định rõ tư tưởng là làm nhiệm vụ đặc biệt, tuyệt đối cảnh giác với nội gián Pháp xâm nhập vào vùng ATK, phá hoại hậu phương cách mạng.


Những ngày lao động, sống gian khổ giữa đại ngàn rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, đội ngũ cán bộ, công nhân mới của các Xưởng ấn loát Trung bộ tuy còn non trẻ, chủ yếu là những thanh niên nông thôn, trí thức trẻ thành thị ở các tỉnh thuộc Khu 4 có tinh thần yêu nước, nhiều người từng tham gia vào đội tự vệ chiến đấu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành, vừa học vừa làm nhưng vẫn đảm bảo máy chạy ngày đêm không nghỉ, tinh thần sản xuất hăng say, náo nhiệt, thi đua sản xuất, phục vụ kháng chiến, quyết không chậm nguồn tiền cung cấp phát hành.  

 

Loại bạc được in gồm 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng và 100 đồng. Buổi đầu, tuy chưa phải là đồng tiền thống nhất của Việt Nam, nhưng tất cả các loại bạc được in riêng tại Trung bộ đều có hình ảnh Cụ Hồ rất đẹp, được nhân dân trên mọi miền đất nước phấn khởi đón nhận và gọi là "Đồng bạc Cụ Hồ".

 

Loại mệnh giá 100 đồng được in và phát hành năm 1949, có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong thời điểm chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới. Giấy bạc Cụ Hồ được in tại Trung bộ nhanh chóng chuyển đi khắp mọi nơi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cấp bách của chính quyền cách mạng và toàn chiến trường, tạo niềm tin vững chắc trong lòng nhân dân ở vùng tự do cũng như vùng tạm thời bị địch chiếm đóng.

 

Trên chiến trường Bình - Trị - Thiên, dù bị thực dân kiểm soát kìm kẹp trong giao thương, giao dịch, chúng dùng nhiều thủ đoạn để bóp chết tiền tệ Việt Nam, nhưng đã không thể ngăn chặn được việc nhân dân sử dụng "Đồng bạc Cụ Hồ". Nhân dân ta một lòng đi theo cách mạng, tin tưởng ở Chính phủ, ở Bác Hồ kính yêu, đã thu giấu, cất giữ kín đáo để lưu hành bí mật. Nhân dân kêu gọi ra sức bảo vệ đồng bạc Cụ Hồ, với lòng tin tưởng tuyệt đối, dù giặc Pháp có thu gom, có tiêu hủy hết số giấy bạc, thì “Bạc Cụ Hồ, bạc chiến khu lại chở về”. Trong dân còn truyền nhau câu hò mộc mạc, chân tình, sâu lắng thắm đượm tình dân: “Bạc Đông Dương kẻ thương người ghét/ Bạc Cụ Hồ người nhét kẻ thu/ Ra tay ta chống quân thù/ Dù cho bây có đút(đốt) hết/ Bạc chiến khu lại chở về”.

 

Kết thúc Chiến dịch Biên giới 1950, cơ quan ấn loát tài chính Trung bộ được tổ chức lại cho phù hợp với tình hình. Công tác chỉ đạo và in ấn phát hành giấy bạc được chuyển giao cho cơ quan phân phối tiền tệ Liên khu 4 đảm trách. Một xưởng in đặc nhiệm ra đời có tên gọi “Nhóm Ấn loát đặc biệt”, do Bộ Công an và Khu ủy Khu 4 trực tiếp chỉ đạo, đóng tại xã Sơn Tân, sau chuyển về Mỹ Hòa (nay là Sơn Hòa, Hương Sơn, Hà Tĩnh)…

 

Những đồng bạc Cụ Hồ được sản xuất ra ở hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh đã góp phần to lớn, phục vụ đắc lực cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi hoàn toàn.

Đình Sâm

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.