“Thầy” Vỹ và trò cầu hồn, tìm mộ…

(Baonghean) - Về huyện Thanh Chương những ngày cuối năm, nghe đồn ở xã Thanh Thịnh có “thầy” Vỹ chuyên hành nghề chiêu hồn tìm mộ làm ăn khấm khá lắm. Họ nói, dù người địa phương chẳng ai tin nhưng vì “thầy” có “chân gỗ” khắp nơi nên. khách ở tận Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò… cũng tìm về.

Quả lời đồn chẳng sai. Nhà “thầy” Vỹ tọa trên sườn đồi trong một khu dân cư khá sầm uất, sát gần đường cái quan, cách cổng làng văn hóa xóm 10 chừng 25-30m và cách UBND xã Thanh Thịnh chừng 1km. Lúc chúng tôi đến đã 11g30, thế nhưng nhà “thầy” còn đông khách lắm. Khách đến với “thầy” bằng đủ mọi phương tiện, từ xe máy, xe đạp cho đến ô tô. Có đoàn khách ở tận phường Nghi Thủy, Thị xã Cửa Lò. Điện thờ của “thầy” Vỹ có tên “Đại điện tâm linh”. Điện biệt lập với nơi gia đình “thầy” ở, ngay giữa là nhà “cung nghinh” khách, đồng thời là nơi cung cấp các đồ vàng mã do vợ “thầy” quản lý. Vợ “thầy” không còn trẻ, dù xưng là “dân làm nông” nhưng với cách ăn vận, treo đủ các loại dây chuyền, khuyên tai sáng lấp lóa chẳng ra dáng con nhà nông…

Hỏi thăm cách thức để xin làm lễ, vợ “thầy” tỏ rõ là người “hiếu khách”, thị cười nói liền mồm, vừa hỏi thăm khách, vừa không quên quảng bá thương hiệu cho chồng. Khi biết chúng tôi từ Nghi Lộc nghe danh “thầy”, không quản ngại xa xôi tìm lên nhờ xem mấy nắm đất để xác định mộ người thân. Thị cười tít và nói “Thầy xem được hết, cứ vào làm lễ, ngồi đồng, chờ hồn người nhà nhập vào nói cho mà biết”. Khi được hỏi “Thế muốn nhờ thầy xem phần âm ra sao mà lâu nay trong nhà hay có người ốm…”. Thị liến thoắng: “Đã nói rồi, cái chi “thầy” cũng xem được hết. Cũng cứ vào ngồi đồng, chờ hồn nhập nói cho là biết hết…”. Lại hỏi “Khách đông thế, chờ biết bao giờ “thầy” mới làm cho. Hay nhờ lên nói khó có khách ở xa để “thầy” cho làm trước”. Vợ “thầy” làm ra vẻ quan trọng: “Bố mẹ tui có nhờ cũng chịu. Việc của “thầy” chứ đâu phải chuyện đùa. Cứ vào trong điện rồi “thầy” sắp xếp…”.

"Cầu hồn" tại điện thờ

Điện thờ được “thầy” xây cất rộng rãi, treo rinh rang đủ các loại cờ phướn, cờ hội, băng rôn; trước điện có bố trí hổ, ngựa chầu; tường, mái chạm khắc gắn đủ long, ly, quy, phượng. Cạnh điện thờ có nhà hóa vàng, tắc môn, cột nanh, nhà chờ, bảng nội quy… Trong điện có đến 3, 4 ban thờ. Trên các ban thờ, “thầy” thờ nào thần, phật… cho đến Ngọc Hoàng Thượng đế. Điện thờ có đến khoảng 20 người. Trong khói hương nghi ngút, một tốp 5 người đang ngồi vây quanh một người trùm kín vải đỏ chờ “hồn” nhập. Những người còn lại ngồi rải rác chờ đến lượt mình. Khác với vợ, “thầy” người thấp, nhỏ, gầy gò, và tinh thần cảnh giác cực cao. Thấy có khách lạ, từ trong sâu điện thờ, “thầy” đi ra dằn giọng cho tất cả mọi người cùng nghe rõ: “Có người lạ đến với ý khác. Hồn sẽ không nhập”. Khi nghe trình bày muốn lên xin “thầy” tìm mộ người thân. “Thầy” hạ giọng diễn thuyết cặn kẽ từng chi tiết cách thức làm lễ xin hồn về nhập và căn dặn: Muốn tìm mộ thì phải về làm lễ ở từ đường của gia đình rồi hẵng lên điện với “thầy”. Khi đi phải cùng với người thân chứ đi cùng người ngoài thì hồn không về nhập”. Rồi “thầy” đe: Phải thành tâm chứ làm việc âm chẳng phải chuyện đùa…

Thấy bị phát hiện, chúng tôi rút lui và trở ra thăm hỏi dân tình, được biết, tên đầy đủ của “thầy” là Dương Đình Vỹ, Lê Thị Nhàn là tên của vợ. Dưới con mắt họ, “thầy” thuộc thành phần bất hảo. Người dân cho biết, dăm bảy năm trước, Vỹ chuyên hành nghề chữa bệnh bằng lá cây. Người bệnh tìm đến với Vỹ cầm theo cành lá cây, Vỹ sẽ dùng cành lá cây đó quét qua, quét lại lên chỗ đau của người bệnh. Dân trong vùng chẳng ai tin trò chữa bệnh nhảm nhí đó nhưng người nơi khác thì vì hiếu kỳ nên kéo đến khá đông. Xã Thanh Thịnh vì thế rất mất an ninh trật tự. Chính quyền xóm, xã và nhân dân đã tổ chức kiểm điểm và phạt Vỹ với lý do “khám chữa bệnh không có giấy phép hành nghề”. Từ đó, Vỹ không chữa bệnh bằng lá cây nữa mà chuyển qua xây điện thờ, chuyên làm trò cầu hồn người đã mất. Hỏi chuyện Vỹ chiêu hồn tìm mộ, nhiều người cho biết, Vỹ đã từng tìm mộ cho người thân trong họ tộc nhưng không được, vì vậy họ đã xô xát với Vỹ một trận rất ồn ào. Tóm lại, dân sở tại chẳng ai tin Vỹ tìm được mộ, tuy nhiên, dân các nơi thì vẫn tìm về. Lý do là bởi Vỹ xây dựng được một hệ thống chân rết ở một số huyện, thành trong tỉnh, những tay chân này gạ gẫm với những người nhẹ dạ cả tin, đam mê trò mê tín dị đoan để họ tìm đến với Vỹ…

"Thầy" Dương Đình Vỹ "thuyết giảng" về cầu hồn

Trước hành vi sai phạm của Dương Đình Vỹ, chính quyền sở tại đã xử lý như thế nào? Qua Công an xã Thanh Thịnh, được biết, chính quyền xã Thanh Thịnh đã rất nhiều lần xử lý những hành vi sai phạm của Dương Đình Vỹ. Tại Bản cam kết ngày 12/5/2008 gửi Công an huyện Thanh Chương, công an xã Thanh Thịnh, Vỹ viết: “… Trong thời gian qua tôi có hành nghề chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề, không được đào tạo qua trường lớp y dược nào. Nhiều lần, chính quyền, Ban công an xã Thanh Thịnh triệu tập làm việc lập biên bản đình chỉ nhưng tới thời gian này tôi vẫn chữa bệnh. Tôi nhận thức được việc chữa bệnh của tôi là trái pháp luật, gây mất trật tự trên địa bàn. Với những sai phạm của mình, tôi xin cam kết dừng hoạt động chữa bệnh, xin tự dỡ bình hương tự lập giao công an xã Thanh Thịnh. Nếu không thực hiện cam kết trên, tôi xin chịu mọi hình thức xử lý của pháp luật”; Ngày 13/5/2008, Dương Đình Vỹ đã bị xử phạt hành chính với số tiền là 350.000 đồng; Ngày 11/11/2009, cán bộ, nhân dân thôn 10 lại tiếp tục kiểm điểm Vỹ vì: Dương Đình Vỹ đã được kiểm điểm tại thôn, anh đã hứa chấm dứt không làm nữa, nhưng những ngày gần đây anh đã làm việc chiêu hồn, xâm phạm quyền trẻ em, đứa con tên là Thành cũng lên đồng, đánh trống làm ảnh hưởng những gia đình xung quanh…

Qua cán bộ xã Thanh Thịnh, được biết ở đây không ai tin Vỹ. Từ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã… cho đến cán bộ thường đều gọi Vỹ là “hắn” và coi đó là trò lường gạt kiếm tiền. Họ nói: Xã đã phối hợp cùng Công an huyện xử lý hắn mấy lần. Đã kiểm điểm trước dân, rồi phạt vi phạm hành chính nhưng hiện tại “hắn” vẫn hành nghề, nhưng ít hơn. Do liên quan đến chuyện tâm linh nên cũng khó xử lý dứt điểm. Khi công an xã trực thì không có ai vào, nhưng về đêm khi không có người trực thì họ lại kéo đến. Những người ở địa phương khác do nhẹ dạ, cả tin, do nghe lời đồn thổi mà đến với hắn chứ trong vùng tuyệt đối chẳng có ai…”.

Quả đúng là cán bộ, nhân dân trong vùng đều tẩy chay Dương Đình Vỹ. Thế nhưng việc ngang nhiên xây cất điện thờ quy mô và hành nghề một cách công khai đã thể hiện chính quyền xã Thanh Thịnh chưa thực hiện triệt để công tác quản lý giáo dục và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm đối với Dương Đình Vỹ. Còn nhớ, chỉ mới vài năm trước, việc “áp vong tìm mộ” đã bị dư luận kịch liệt lên án. Trước những tác hại của việc “áp vong tìm mộ”, nhiều cơ quan báo chí vào cuộc và sau đó chính quyền các cấp đã quyết liệt dẹp bỏ tệ nạn này. Qua những gì đã chứng kiến, đề nghị chính quyền huyện Thanh Chương khẩn trương vào cuộc dẹp bỏ trò mê tín đị doan dưới hình thức cầu hồn, tìm mộ của Dương Đình Vỹ.

Nhóm PV

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.