Độc đáo món cá thửng ngày Tết ở xứ Nghệ

(Baonghean.vn)- Từ bao đời nay, người dân ven biển xứ Nghệ vẫn giữ truyền thống ăn cá thửng trong những ngày Tết. Món ăn dân dã đậm chất quê này chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo.

Trước rằm Tháng Chạp, bà Phạm Hồng Căn, xóm Kim Khánh, xã Nghi Ân, Thành phố Vinh đã đi chợ Quán Bánh, tìm mua hơn chục con cá thửng về chuẩn bị Tết. Là một gia đình còn giữ nhiều nếp truyền thống của vùng biển Nghi Lộc xưa, việc mua cá thửng ăn Tết là truyền thống được gia đình bà giữ gìn từ đời trước. Cá thửng được chọn để kho ăn Tết là cá tươi ngon, mình chắc chắn, đã được sơ chế sao cho đầu cá ngậm đuôi, được hông kỹ, khi kho với nước mật, riềng, sả, cá có màu vàng, không bị nát. Nếu như ngày thường, cá thửng chỉ có giá khoảng 60 - 80 ngàn đồng/kg thì ngày Tết, giá cá tăng gấp đôi.

Món cá thửng đầu ngậm đuôi trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở vùng ven biển xứ Nghệ. Ảnh: Nguyên Khoa
Món cá thửng đầu ngậm đuôi trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở vùng ven biển xứ Nghệ. Ảnh: Nguyên Khoa

Sau khi mua về, cá thửng được cho vào nồi đất, dưới trải lớp mía, gừng, riềng và thêm tí mật, nước mắm, muối trắng, hành phi, kho nhỏ lửa trong vài giờ đồng hồ đến khi cá có màu vàng sánh, quyện mùi thơm của các loại gia vị thì có thể sử dụng được.

Bà Căn cho biết, không riêng gì gia đình bà mà tất cả các gia đình vùng Nghi Ân, Nghi Đức (Thành phố Vinh), Phúc, Thái, Thọ (huyện Nghi Lộc) và người dân Thị xã Cửa Lò đều có món cá thửng trong mâm cơm gia tiên ngày Tết. Xét về ý nghĩa, cá thửng được chế biến kiểu đầu ngậm đuôi trong dịp Tết là để nhắc nhở con cháu dù đi đâu, về đâu, làm gì cũng nhớ đến nguồn cội, tiên tổ, nhất là trong những ngày đầu năm mới; con cá hình tròn đặt lên đĩa trong mâm cũng gia tiên cũng là tượng trưng cho mặt trời, thể hiện ước vọng hưng thịnh trong năm mới.

Cụ Nguyễn Văn Chân, gần 80 tuổi ở xã Nghi Đức cũng có thêm các giải thích rằng, sở dĩ nhà nào cũng ăn cá thửng ngày Tết là bởi đây là loài cá rất phổ biến ở vùng gần bờ. Mặt khác, cấu tạo của loài cá này khá đặc biệt, thịt chắc, có lớp vảy cứng bên ngoài, khi kho với nước mắm, muối có thể giữ đến cả tháng không bị hỏng. Trước, đây là loài cá của người nghèo ăn trong dịp Tết, vì vậy ngày nay, được con cháu giữ gìn, trân trọng cho đến tận ngày nay, như là một cách nhắc nhở các thế hệ sau về truyền thống cha ông ngày trước.

Món cá thửng được gọi là cá mặn (để phân biệt với cá nhạt - cá nước ngọt kho nhạt hơn), có mặt trong mâm cơm tất niên, và mâm cúng năm mới của các gia đình. Đặc biệt, trong mâm cơm chiều 30, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ăn thử món cá thửng để góp ý cho món cá trở nên hoàn hảo hơn trong năm mới. Nếu đĩa cá thửng được mọi người ăn hết, khen ngon chính là báo hiệu cho một năm mới hanh thông, phát đạt của chủ mâm cơm tất niên. Chính vì vậy, ai cũng trau chuốt tỉ mỉ cho món cá truyền thống này.

Nguyên Khoa

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.