Bữa ăn bán trú của trẻ miền núi

(Baonghean.vn) – Trường Mầm non Hương Sơn một trong những trường khó khăn nhất của huyện Tân Kỳ, nơi mà theo các giáo viên nơi đây “nếu không tổ chức bữa ăn bán trú thì trẻ sẽ không đến trường” vì nhà xa và đường sá đi lại khó khăn. Từ khi tổ chức bữa ăn bán trú (năm 2008), tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng lên hàng năm; đến nay lứa tuổi mẫu giáo đạt 100%. Tuy vậy,  bếp ăn của trường mầm non miền núi này vẫn còn rất đơn sơ… 

Những bữa ăn của trẻ được nấu bằng củi do các phụ huynh mang đến.
Những bữa ăn của trẻ được nấu bằng củi do các phụ huynh mang đến.
Vì tiết kiệm chi phí nên bếp ga chỉ được dùng khi thực sự cần thiết; chủ yếu là để làm nóng lại thức ăn
Bếp ăn phục vụ bữa ăn bán trú cho trẻ của trường còn rất thiếu thốn, chưa thể đảm bảo được quy trình “vận hành một chiều”…Vì tiết kiệm chi phí nên bếp ga chỉ được dùng khi thực sự cần thiết; chủ yếu là để làm nóng lại thức ăn
Nguồn nước dùng để nấu ăn cho trẻ vẫn còn là nước giếng khoan, trường chưa có điều kiện để mua bình lọc nước
Nguồn nước dùng để nấu ăn cho trẻ vẫn còn là nước giếng khoan, trường chưa có điều kiện để mua bình lọc nước
Không có tủ cơm để vận chuyển nên hàng ngày nên các cô phải mang cơm, thức ăn lên tận lớp học để chia thành từng suất ăn, còn các trò giúp cô bê cơm đến từng bàn.
Không có tủ cơm để vận chuyển nên hàng ngày nên các cô phải mang cơm, thức ăn lên tận lớp học để chia thành từng suất ăn, còn các trò giúp cô bê cơm đến từng bàn.
Và dùng cả xe máy để chuyển cơm và thức ăn cho các cháu đang học nhờ tại Trường THCS cách trường chừng 500m do điểm trường mầm non Hương Sơn ở xã Trung Mỹ  thiếu phòng học.
Và dùng cả xe máy để chuyển cơm và thức ăn cho các cháu đang học nhờ tại Trường THCS cách trường chừng 500m do điểm trường mầm non Hương Sơn ở xã Trung Mỹ thiếu phòng học.
Ở nơi điều kiện vật chất còn thiếu thốn, giáo viên và phụ huynh trường mầm non đã tự nỗ lực khắc phục bằng mọi cách. Nhà trường đặt mua thực phẩm của chính các gia đình phụ huynh; từ thịt lợn, bò gà, trứng… để có nguồn thực phẩm tươi, sạch. Còn các cô giáo tranh thủ mọi thời gian rảnh để tăng gia sản xuất.
Ở nơi điều kiện vật chất còn thiếu thốn, giáo viên và phụ huynh trường mầm non đã tự nỗ lực khắc phục bằng mọi cách, các cô giáo tranh thủ mọi thời gian rảnh để tăng gia sản xuất.
Những bữa ăn của trẻ được đảm bảo hơn nhờ tình thương yêu, sự tận tụy của các cô giáo …
Những bữa ăn của trẻ được đảm bảo hơn nhờ tình thương yêu, sự tận tụy của các cô giáo …
Sự nỗ lực của nhà trường và phụ huynh duy trì bữa ăn bán trú cho trẻ ở vùng khó này cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng lên hàng năm. Tỷ lệ trẻ lứa tuổi mẫu giáo đến trường từ 80% năm 2008 đến nay đã đạt 100%.
Sự nỗ lực của nhà trường và phụ huynh duy trì bữa ăn bán trú cho trẻ ở vùng khó này cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng lên hàng năm. Tỷ lệ trẻ lứa tuổi mẫu giáo đến trường từ 80% năm 2008 đến nay đã đạt 100%.

Nguyệt Minh  

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.