Giao thông nông thôn: Khó cả kinh phí lẫn quản lý

(Baonghean) - Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh đến nay có khoảng 17.270Km, trong đó, đường huyện có 403 tuyến với tổng chiều dài 4.169Km, đường xã có 451 tuyến với tổng chiều dài 10.206Km. Tuy nhiên, việc đầu tư nguồn lực cho công tác duy tu bảo dưỡng còn hạn chế.

Thực trạng đường huyện
Đường Nguyễn Văn Trỗi (từ cầu Mưng - Thị trấn Hưng Nguyên qua các xã Hưng Tây, Hưng Yên, đến làng Thanh Phong, xã Hưng Trung) dài 27 km, là một trong những tuyến đường giao thông quan trọng của huyện Hưng Nguyên. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Để bảo đảm an toàn giao thông trước mùa mưa lụt, vừa qua, thông qua nguồn vốn đầu tư của huyện Hưng Nguyên và các nguồn hỗ trợ khác với tổng kinh phí 3 tỷ đồng, tuyến đường được đơn vị thi công xử lý cao su, đắp phụ nền đường, bù vênh cán đá dăm láng nhựa, nay đã đảm bảo giao thông đi lại.
Duy tu đường 22 (Yên Thành).
Duy tu đường 22 (Yên Thành).
 Ở Yên Thành, mặc dù công tác phát triển giao thông nông thôn nhiều năm qua được quan tâm, được Bộ GTVT, tỉnh ghi nhận, nhưng hiện nay nhiều tuyến vẫn đang xuống cấp nghiêm trọng. Các tuyến đường huyện như đường thị trấn, đường Bệnh viện - Tân Thành, đường 22 nối Tỉnh lộ 538 với Quốc lộ 48… đã được láng nhựa, nhưng vì đầu tư đã lâu, nền đường có chất đất không tốt (Yên Thành là vùng đồng chiêm trũng) lại bị xe quá tải hoành hành nên nhiều đoạn bị bong tróc, xuống cấp, lề đường bị xói lở.  Bất cập là thế, nhưng nguồn vốn cho duy tu bảo dưỡng rất hạn chế.
Trong năm 2014 chỉ duy tu được 2 km tuyến đường 22 với kinh phí 2 tỷ đồng, và hiện đang sửa chữa tiếp đường thị trấn – Đức Thành với chiều dài hơn 1 km, kinh phí 1,8 tỷ đồng đều từ nguồn vốn bảo trì đường bộ tỉnh. Ngoài ra, huyện cũng đầu tư các điểm ách yếu, hư hỏng nặng nhưng cũng nhỏ giọt, không đáp ứng được yêu cầu. Anh Phan Thanh Cao, Trưởng phòng Công Thương huyện cho biết, để khắc phục khó khăn, đảm bảo lưu thông, từ năm 2000 lại nay, huyện thường xuyên tổ chức các đợt ra quân làm giao thông nông thôn, mỗi năm 2 đợt, đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5 và đợt 2 từ tháng 10 đến tháng 12 để huy động toàn dân tập trung khơi thông cống rãnh, đắp bù phụ nền đường đảm bảo êm thuận, duy tu, sửa chữa những đoạn ách yếu, giải tỏa nền đường theo quy hoạch… 
 Lên huyện Tương Dương, đường bên núi, bên vực thường bị sạt lở; nhiều cầu tràn, đoạn tuyến vào mùa mưa lũ thường bị ngập chia cắt giao thông. 
Vào đến Yên Na (kéo dài đến Yên Tĩnh với chiều dài 11 km), hệ thống thoát nước rãnh dọc bị lấp, một số vị trí sạt lở taluy dương với khối lượng tương đối lớn, gây hư hỏng mặt đường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Hay tuyến Khe Kiền - Nậm Càn có chiều dài 13,5 km (điểm đầu giao cắt Quốc lộ 7A tại ngã ba Khe Kiền) hiện mặt đường đã xuống cấp nghiêm trọng, đặt biệt một số đoạn tuyến bị xói lở taluy âm, mặt đường bị hỏng hoàn toàn với chiều dài 35m. Các vị trí sạt lở taluy dương với khối lượng tương đối lớn. Rất nhiều tuyến ở Tương Dương đang bị xuống cấp, nhưng công tác khắc phục cũng không đơn giản.
Thiếu kinh phí
Thực tế, những đường do Sở GTVT quản lý, quốc lộ do Cục Quản lý đường bộ II quản lý cò̀n được cấp kinh phí (nhưng cũng bị cắt giảm mạnh trong năm 2014, 2013). Đối với đường huyện và đường xã, hầu hết các huyện, thị xã giao cho UBND xã quản lý tuyến đường huyện qua địa bàn và quản lý đường xã nhưng chưa bố trí vốn quản lý, bảo trì. Công tác bảo dưỡng thường xuyên chủ yếu huy động sức dân làm GTNT kết hợp thuỷ lợi vào các dịp lễ hàng năm, còn kinh phí sửa chữa chủ yếu đang chờ vào nguồn vốn bảo trì đường bộ.
Nhưng hiện nay, chương trình thu phí bảo trì đường bộ đang tạm dừng nên việc trông chờ vào nguồn vốn này là không thể. Anh Nguyễ̃n Quang Vinh - Chánh Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh cho biết, nguồn vốn phục vụ cho quản lý, bảo trì quốc lộ, đường tỉnh ngày càng eo hẹp, giảm dần qua các năm. Năm 2015, nguồn kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng đường giao thông là trên 97 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh duy tu đường tỉnh 28,5 tỷ đồng, nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô do quỹ bảo trợ đường bộ Trung ương cấp là 68,7 tỷ đồng, để phân bổ cho 9 tuyến đường tỉnh (28,225 tỷ đồng) và 22 tuyến đường huyện, xã (40,5 tỷ đồng).
Hầu hết các huyện, thị xã chưa bố trí kinh phí cho công tác sửa chữa định kỳ hoặc có nhưng chỉ sửa chữa cấp bách đảm bảo giao thông một số tuyến. Cụ thể: 4 huyện (Nghi Lộc, Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu) bố trí từ 1 - 2 tỷ  đồng/năm; bình quân 210 km/huyện.  6 huyện, thị xã (Thanh Chương, TX. Cửa Lò, Anh Sơn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Tân Kỳ) bố trí kinh phí 300 - 700 triệu đồng/năm, bình quân 270 km/huyện. Nguồn vốn phục vụ cho quản lý, bảo trì còn hạn chế nên đã gây hư hỏng, xuống cấp nhiều tuyến đường. 
Ông Lê Thanh Bình, Phó Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT cho biết, ngoài lý do kinh phí, cũng phải nói rằng việc quản lý, bảo dưỡng các tuyến đường huyện, xã chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều địa phương chưa cập nhật, lưu trữ hồ sơ cầu đường theo đúng quy định.
Đường lên Tân Hợp - Tân Kỳ xuống cấp mạnh (ảnh: Quang An)
Đường lên Tân Hợp - Tân Kỳ xuống cấp mạnh (ảnh: Quang An)
Để khai thác hiệu quả các công trình giao thông, cần thực hiện xã hội hoá trong công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên (tổ chức đấu thầu quản lý, bảo dưỡng 3 - 5 năm) và giám sát, nghiệm thu kết quả theo chất lượng. Kiện toàn Ban QLDA bán chuyên trách vốn sự nghiệp giao thông (Sở GTVT) và Chi cục Quản lý đường bộ (Cục QLĐB II) để tăng cường nhiệm vụ giám sát, quản lý chất lượng công trình theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ. Đối với đường huyện, đường xã, tiếp tục tham mưu UBND tỉnh các văn bản phục vụ công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
Ngoài tổ chức tập huấn các quy định liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo trì, thì UBND huyện, xã bố trí kinh phí phục vụ quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường huyện, xã. UBND huyện, xã củng cố đội ngũ cán bộ chuyên môn đảm bảo đủ trình độ, năng lực để tổ chức quản lý, bảo trì. Thực hiện đặt tên, số hiệu đường… làm cơ sở cho việc phân cấp quản lý theo đúng quy định. Bố trí vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn và công tác quản lý, bảo trì đường huyện, xã đạt mức khoảng 2% - 3% tổng thu ngân sách của tỉnh hàng năm trên địa bàn…
Thu Huyền

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.