Thơm ngon bánh mướt Lam Trung

(Baonghean.vn) - Bánh mướt làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam (Hưng Nguyên) từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon, là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến. Đặc biệt, thời điểm chuẩn bị đón Tết nguyên đán, làng nghề càng rộn rịp người vào ra.

Trong cái se lạnh cuối năm, chúng tôi tìm về làng nghề  bánh mướt Lam Trung, từ đầu làng đã thơm mùi bột gạo, mùi bánh mới ra lò quyện trong gió lạnh làm ấm cả một vùng. Người ra vào mua bánh, thưởng thức bánh làm cho làng nghề trở nên nhộn nhịp.

Từ đầu làng bánh Lam Trung đã rộn rịp bước chân các bà, các mẹ đi mua bánh, tiếng cười nói vui vẻ. Bà Võ Thị Xường (85 tuổi) ở làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam vui vẻ cho hay: Có các lò bánh trong làng nên mọi gia đình  luôn được thưởng thức bánh nóng hổi.
Từ đầu làng bánh Lam Trung đã rộn rịp bước chân các bà, các mẹ đi mua bánh. Bà Võ Thị Tân (85 tuổi) ở làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam vui vẻ cho hay: Có các lò bánh trong làng nên mọi gia đình luôn được thưởng thức bánh nóng hổi.
Từ xưa, người làm nghề bánh Lam Trung rất chú trọng khâu chọn gạo để làm bánh. Gạo làm bánh mướt thường gạo khang dân thì bánh mới dai, ngon. Và, gạo sau khi ngâm phải vo sạch, bóp đều trước khi xay.
Từ xưa, người làm nghề bánh Lam Trung rất chú trọng khâu chọn gạo để làm bánh. Gạo làm bánh mướt thường gạo Khang dân thì bánh mới dai, ngon. Gạo sau khi ngâm phải vo sạch, bóp đều trước khi xay.
Thơm ngon bánh mướt Lam Trung ảnh 3
 
Tầm 6 giờ chiều cũng là lúc làng bánh rộn ràng, nhà nhà bắt tay vào làm bánh để bán cho các quán ăn đã đặt trước và người dân trong vùng. Cũng như 50 hộ tròn làng nghề chuyên làm bánh thì gia đình anh Võ Xường xóm 5 cũng chuẩn bị bột để làm bánh. Anh Xường cho hay: Trước đây gia đình anh làm thủ công nhưng 1 năm nay gia đình mua 1 chiếc máy làm bánh trị giá 40 triệu,  một ngày gia đình anh làm 20- 30 kg gạo.
Tầm 6 giờ chiều cũng là lúc làng bánh rộn ràng, nhà nhà bắt tay vào làm bánh để bán cho các quán ăn đã đặt trước và người dân trong vùng. Cũng như 50 hộ trong làng nghề chuyên làm bánh thì gia đình anh Võ Xường xóm 5 cũng chuẩn bị bột để làm bánh. Anh Xường cho hay: Trước đây gia đình anh làm thủ công nhưng 1 năm nay gia đình mua 1 chiếc máy làm bánh trị giá 40 triệu đồng, một ngày gia đình anh làm 20 - 30 kg gạo.
 Anh Xường kiểm tra bánh chạy máy để bảo đảm chất lượng chín của bánh.
Anh Xường kiểm tra bánh chạy máy để bảo đảm chất lượng chín của bánh.
Cũng như gia đình anh Xường, gia đình thì gia đình ông Trần Văn Lam cũng đầu tư máy làm bánh. Sau những chiếc bánh trắng muốt đã chín nóng, những đôi tay thoăn thoắt sắp bánh vào rổ đảm bảo an toàn vệ sinh.
 Sau khi những chiếc bánh trắng muốt đã chín nóng, những đôi tay thoăn thoắt sắp bánh vào rổ có lót một lớp lá chuối đảm bảo an toàn vệ sinh.
Bánh ngon thì đã đành nhưng nước mắm, hàng khô vô cùng quan trọng. Vì thế, hành ăn bánh mướt người dân tự tao chứ không mua hành đã sấy sẵn.
Bánh ngon thì đã đành nhưng nước mắm, hành khô vô cùng quan trọng. Vì thế, để góp phần cho hương vi bánh thơm ngon, hành để rải lên bánh mướt được người dân tự làm chứ không mua hành đã sấy sẵn ngoài chợ.
Giò ăn bánh  cũng lấy từ giò làng nghề  xã Vân Diên ( Nam Đàn).
Mỗi một lớp bánh trắng muốt, mỏng tang được rải một lớp hành giòn, vàng ươm, bánh mướt Lam Trung được người dân thưởng thức cùng giò được đặt mua từ làng nghề xã Vân Diên (Nam Đàn). Ăn một lần là nhớ mãi.
Ở làng nghề Lam Trung chủ yếu cung cấp bánh cho thị trường Vinh, Nam Đàn và các xã lân cận. Người ở làng thường cân bánh trước khi giao hàng. Chị  Nguyễn Thị Xường cho biết: Khi bánh chín, chị thường chia bánh theo số lượng đơn đặt hàng, khách đến chỉ việc bê lên xe. Được biết, bình quân mỗi năm làng nghề tiêu thụ trên 35 tấn gạo làm bánh mướt. Thu nhập bình quân mỗi ngày trên dưới 100 nghìn/ người, tháng Tết thu nhập gấp đôi. Tỷ lệ họ nghèo ở làng nghề Lam Trung chỉ còn 5%, chủ yếu là người già cả, neo đơn.
Bánh mướt của làng nghề Lam Trung chủ yếu cung cấp bánh cho thị trường Vinh, Nam Đàn và các xã lân cận. Được biết, bình quân mỗi năm làng nghề tiêu thụ trên 35 tấn gạo làm bánh mướt. Thu nhập bình quân mỗi ngày trên dưới 100 nghìn đồng/ người, tháng Tết thu nhập gấp đôi. Tỷ lệ hộ nghèo ở làng nghề Lam Trung chỉ còn 5%, chủ yếu là người già cả, neo đơn. 
Thơm ngon bánh mướt Lam Trung ảnh 10
 
Người dân trong làng, trong xã thường đến thưởng thức bánh mướt tận nhà.
Bánh mướt Lam Trung đã trở thành thức quà quê được người dân trong làng, trong xã đến thưởng thức ngay tại các cơ sở sản xuất. Những lúc như thế này, chuyện làng, chuyện xóm, chuyện làm ăn, nhất là việc phát triển làng nghề bánh mướt được người dân trao đổi nhiều nhất với mong ước làm sao để bánh của làng mình ngày càng được nhiều người biết đến.

Thu Hương

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.