Xanh rừng cao su 3 năm tuổi

(Baonghean.vn) - Mới trồng gần 3 năm, nhưng những cánh rừng cao su ở Lâm trường Cô Ba tỏa màu xanh tươi tốt, hứa hẹn cho thu hoạch cao.

1
Rừng cao su của Lâm trường Cô Ba thuộc tiểu khu 204.

Vào thăm diện tích cao su ở tiểu khu Khe Khót thuộc địa phận xã Châu Bình, nhiều người không tưởng tượng nổi cây cao su trồng năm 2013 mà cứ nghĩ có lẽ trồng cách đó 4-5 năm trước. Bởi cây nào cũng cao lớn, cành lá sum suê, đường kính 10-13 cm, cá biệt có cây cao 6-7 mét đường kính 15cm.

1
Lãnh đạo Công ty TNHH 1TV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu kiểm tra diện tích cao su 3 năm tuổi ở Khe Khót (Châu Bình, Quỳ Châu).

Giám đốc lâm trường Cô Ba Đặng Văn Nghị dẫn chúng tôi đi dưới tán rừng cao su ngay hàng thẳng lối, bộc bạch: "Trước vùng này là rừng nguyên liệu, năm 2013, thực hiện chủ trương của công ty, sau khi thu hoạch keo lâm trường đã chuyển sang trồng cao su. Lúc đầu ai cũng nghĩ cây cao su khó mà đứng vững bởi năm đầu trồng xuống cây chậm phát triển. Thế nhưng, được chăm sóc, bón phân, làm cỏ chu đáo nên ngay sau khi trồng đều bén rễ phát triển tốt".  

Qua khảo sát đánh giá của các chuyên gia lâm nghiệp, cây cao su ở Lâm trường Cô Ba ngoài yếu tốt kỹ thuật, giống phải kể đến thổ nhưỡng và khí hậu ở đây tương đối thuận lợi. Phần lớn diện tích trồng cao su cũng như cây keo nguyên liệu đều thuộc diện tích đất đỏ, đất feralit, có độ phì tơi xốp sâu, rất thích hợp và phát triển nhanh.

1
Phát triển chăn nuôi dê dưới tán rừng cao su.

Trong chiến lược phát triển của mình, Lâm trường Cô Ba cũng như của Công ty TNHH1 TV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu xác định cây cao su là cây trồng chủ mang tính lợi thế cao. Đó là cây trồng đa mục đích, vừa làm nhiệm vụ phòng hộ, vừa có thể tổ chức kinh doanh khai thác nhựa, đem lại nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên.

Giám đốc Công ty TNHH 1TV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu Hồ Đình Thế, cho biết: So với một số cây trồng nguyên liệu, thì đầu tư ban đầu của cây cao su cao hơn 6-7 lần  (60 triệu/ha), nhưng ưu thế của nó là chu kỳ cho sản phẩm liên tục 25 năm. Với giá mủ cao su xuống đáy như hiện nay mỗi ha cao su mỗi năm có thể cho thu nhập 45-50 triệu đồng đã gấp 3-4 lần so với trồng keo.

Qua 3 năm triển khai thực hiện dự án phát triển cao su, Lâm trường Cô Ba trồng mới 400 ha, góp phần đưa tổng diện tích cao su của Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu hiện có lên 900 ha. Dự kiến đến năm 2020, Công ty phấn đấu hình thành diện tích cao su từ 3.000- 4.000 ha.

                                                                            Hải Yến

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.