Singapore dùng robot vì thiếu lao động

Robot y tá có thể theo dõi các chỉ số của bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt, còn robot bồi bàn sẽ giúp mang bát đũa bẩn của khách vào bếp.

Mỹ và rất nhiều nước châu Âu đang lo ngại sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Các nhà khoa học cho rằng chúng sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Tuy nhiên, tại Singapore, quy định ngặt nghèo với lao động nước ngoài đang khiến các công ty chật vật vì thiếu nhân lực. Sử dụng robot trong các ngành dịch vụ, từ nhà hàng đến bệnh viện, vì thế đang trở thành giải pháp tối ưu.

Louis Tan – Giám đốc Tác nghiệp (COO) tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore) cho biết: "Chính phủ đang hạn chế nhân lực nước ngoài. Chúng tôi giờ khó tuyển nhân sự giỏi lắm. Công nghệ cũng chỉ là một trong các giải pháp mà thôi".

Bệnh viện này đã dùng công nghệ Watson của IBM cho các robot y tá, theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt. Chúng có thể kết hợp các chỉ số như huyết áp, nhịp tim, rồi dùng thuật toán để tính xác suất tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu đi.

singapore-dung-robot-vi-thieu-lao-dong

Robot gom bát đũa bẩn tại quán Chilli Padi Nonya. Ảnh: Reuters

"Trong quá khứ, việc này cần sự phân tích và phán đoán của con người. Nhưng hiện tại, chúng tôi có thể dùng công nghệ để xử lý chúng", Tan cho biết.

Chương trình thử nghiệm này được áp dụng từ năm nay và đã cải thiện đáng kể sự an toàn của bệnh nhân. "Nó không có nghĩa các y tá không cần thiết nữa. Chỉ là họ được hỗ trợ thêm mà thôi. Việc này sẽ làm tăng hiệu suất và giúp bệnh nhân an toàn hơn", Tan nói.

Tại quán café Chilli Padi Nonya gần Đại học Quốc gia Singapore, bát đĩa bẩn cũng được thu gom bởi một robot bồi bàn. Dù vậy, nó không thể tự nhặt đồ, mà phải thông báo với thực khách: "Quý khách có thể giúp tôi dọn bàn đươc không?". Sau khi khách đặt đồ lên khay, robot sẽ mang chúng trở lại bếp.

Kannan Thangaraj – quản lý cửa hàng cho biết: "Ở Singapore, chúng tôi rất khó thuê lao động  nước ngoài. Thế nên dùng robot là hữu ích nhất. Khách hàng cũng thích chúng và thường xuyên tới đây nữa".

Dù vậy, đến nay, chỉ một số nhà hàng tại đây là dùng robot thử nghiệm. Một trong những thách thức là chi phí. Công ty sản xuất robot Unitech Mechatronics tại Singapore bán mỗi robot với giá hơn 34.300 USD. Dù vậy, Chính phủ Singapore sẽ trợ giá gần 70% cho chương trình thử nghiệm của các nhà hàng.

Cũng tại Singapore, một trung tâm nghiên cứu cho MasterCard đã thiết kế ứng dụng thanh toán đầu tiên dùng cho robot Pepper của SoftBank Robotics. Nhiều cửa hàng Pizza Hut tại châu Á năm nay sẽ dùng robot này để nhận đặt món và xử lý thanh toán thẻ cho khách hàng. Mục tiêu là giúp các nhân viên phục vụ tập trung cho những tương tác phức tạp hơn với khách.

Trong ngân sách năm nay, Chính phủ Singapore dự định chi hơn 450 triệu đôla Singapore cho 3 năm tới để hỗ trợ triển khai sử dụng robot. Họ sẽ tập trung cung cấp robot giá phải chăng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dù vậy, không phải lúc nào công nghệ cũng được chào đón. Robot thu đĩa của một nhà hàng Singapore còn từng bị một nhân viên đập nát.

Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, dù việc sử dụng robot trong công nghiệp toàn cầu đang bùng nổ, với gần 250.000 con bán ra năm ngoái, ngành dịch vụ lại chưa phổ biến. Năm 2014, số robot bán ra cho ngành này chỉ là 24.000.

Giới phân tích dự báo thị trường robot cho ngành dịch vụ toàn cầu sẽ tăng tốc. Do công nghệ tiên tiến cho phép các robot thực hiện nhiều công việc phức tạp hơn trong môi trường khó khăn hơn. Ở Nhật Bản, robot được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Chính phủ cũng hỗ trợ việc dùng robot trong các ngành dịch vụ như y tế và điều dưỡng.

Theo VNE

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.