Thủ tướng Đức kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 đối phó với biến đổi khí hậu

(Baonghean) - Hôm thứ Hai, ngày 8/6, ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh tại Bavarian Alps, Thủ tướng Đức Angela Merkel - người được mệnh danh là "thủ tướng khí hậu", kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cam kết cắt giảm khí thải nhà kính trước cuộc họp khí hậu cuối năm của Liên hợp quốc ở Paris.
Biến đổi khí hậu là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự cho các phiên hôm thứ Hai, tại đó các nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về việc chống bệnh dịch và các vấn đề sức khỏe khác, cuộc chiến chống khủng bố từ Boko Haram đến Nhà nước Hồi giáo, và sự phát triển châu Phi.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Kruen, miền Nam nước Đức hôm 7/6. 30K Xem Quét và tải xuống 		Tin dịch 9-6.docx 13K Xem dưới dạng HTML Quét và tải xuống
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Kruen, miền Nam nước Đức hôm 7/6. 30K Xem Quét và tải xuống Tin dịch 9-6.docx 13K Xem dưới dạng HTML Quét và tải xuống
Tổng thống Mỹ Barack Obama giữ lập luận của ông về vấn đề khí hậu vào ngày Chủ nhật, ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, khi các nhà lãnh đạo đưa ra ý kiến thống nhất trong việc đối mặt với Nga trong cuộc xung đột Ukraine và thảo luận về nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà ngoại giao và các nhà vận động môi trường cho biết Nhật Bản và Canada được chú ý trước hội nghị thượng đỉnh vì đã trì hoãn thực hiện thỏa thuận về biến đổi khí hậu.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, người sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu vào cuối năm nay cũng đang tìm kiếm một cam kết đầy tham vọng từ G7 để kết thúc sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vào giữa thế kỷ. Ông cũng đang tìm kiếm một cam kết tài chính để giúp đỡ các nước nghèo chuyển đổi ngành năng lượng để họ có thể làm giảm lượng khí thải carbon.
Các nhà vận động hành lang vì môi trường hy vọng rằng bà Merkel sẽ thúc đẩy một cam kết loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050 trước cuộc họp Paris, nhằm mục đích thỏa thuận về một văn bản kế thừa Nghị định thư Kyoto.
Phương Thảo
(Theo Reuters 8/6)

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.