Cựu binh Mỹ làm chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam gây tranh cãi

Nhiều ý kiến bất đồng nảy sinh xung quanh việc ông Bob Kerrey, người chịu trách nhiệm cho một cuộc thảm sát thời kỳ chiến tranh Việt Nam, làm chủ tịch Đại học Fulbright.

tranh-cai-ve-cuu-binh-my-lam-chu-tich-dai-hoc-fulbright-viet-nam

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey. Ảnh: AP

Ngày 25/5, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) chính thức được trao quyết định thành lập dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Đây là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận. Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị trường.

Ông Kerrey, sinh ngày 27/8/1943, từng làm thống đốc bang Nebraska, Mỹ, và là ứng viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992. Trước khi theo đuổi con đường chính trị, ông là chỉ huy của đơn vị Thủy Bộ Không Phối hợp (SEAL) tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo một cuộc điều tra của kênh truyền hình CBS News và báo New York Times hồi năm 2001, đội đặc nhiệm dưới quyền ông Kerrey ngày 25/2/1969 gây ra cuộc thảm sát tại Khâu Băng, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Vì thế, việc ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị FUV làm sống lại cảm giác đau đớn về cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người Việt Nam, mà nhiều người trong số đó là dân thường, theo Financial Times. 

"Tôi biết ông Kerrey muốn hàn gắn vết thương chiến tranh, đối với cả người dân nước ông ấy lẫn người dân Việt Nam", Financial Times dẫn lời ông Thai Bao Anh, một luật sư Việt Nam, nói. "Nhưng tôi thắc mắc rằng liệu ông Kerrey có bao giờ tự hỏi việc ông ấy đảm nhận vị trí đó sẽ khơi lại một vết thương cũ trong tâm trí người Việt Nam hay không?".

Ông Thai, người từng giành học bổng Fulbright vào năm 2003, thêm rằng ông hoàn toàn ủng hộ sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam của FUV nhưng không thể bỏ qua cho cựu thượng nghị sĩ Kerrey.

"Tôi không có quyền làm thế bởi đây là quyền của những nạn nhân đã thiệt mạng và người thân họ", ông nói.

Ông Viet Thanh Nguyen, tác giả cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer "The Sympathizer", cho hay ông cảm thấy bất ngờ trước việc một người "có vấn đề" như ông Kerrey lại được chọn làm lãnh đạo trường.

"Thật khó để bỏ qua quá khứ của ông ấy cũng như sự việc không thể chối cãi đã diễn ra", ông Viet nhận xét. "Người ta có thể dễ dàng tìm một người khác thích hợp hơn để dẫn dắt tổ chức".

Theo một bài viết đăng trên báo NYTimes cách đây 15 năm, ông Kerrey đã nhận trách nhiệm cho vụ thảm sát tại làng Thạnh Phong năm xưa.

Trong một bài phát biểu vào năm 2001, cựu thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng cuộc thảm sát ấy đã "ám ảnh" ông suốt 32 năm.

Bên cạnh đó, ông Bob Kerrey cùng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và thượng nghị sĩ John McCain là những người đã nỗ lực tham gia vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ hồi những năm 1990.

Cựu thượng nghị sĩ chia sẻ với Financial Times rằng ông "sẵn lòng rút lui" nếu sự tham gia của ông ảnh hưởng tới cơ hội thành công của FUV.

"Tôi đã đối mặt với quá khứ của mình một cách thẳng thắn và trung thực", ông nói. "Tôi đã làm những điều tồi tệ và sẽ sống với nó suốt cuộc đời mình. Nhưng tôi không sống trong quá khứ. Tôi sống ở hiện tại và đang cố gắng làm mọi việc có thể để giúp Việt Nam xây dựng một tương lại tốt đẹp hơn".

Ông Ben Wlkinson từ Quỹ Tín thác Cải cách Đại học Việt Nam (TUIV) đứng về phía ông Kerrey. Theo Wlkinson, với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như những đóng góp đối với công cuộc hòa giải Việt - Mỹ, ông Kerrey "hoàn toàn đủ điều kiện" để lãnh đạo Đại học Fulbright.

Theo VNE

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.