Sân bay chỉ dùng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới

Chán ngán với hóa đơn tiền điện khổng lồ, các nhà quản lý tại Sân bay Quốc tế Cochin tại miền Nam Ấn Độ đã bắt tay khắc phục vấn đề.

3 năm trước, họ bắt đầu đặt các tấm pin năng lượng mặt trời - đầu tiên trên mái nhà của cổng đến, sau đó là ở trên và xung quanh một nhà xưởng chứa máy bay. Sự thành công của những nỗ lực ban đầu dẫn đến một cố gắng khác lớn hơn.

"Chúng tôi muốn trở nên độc lập với mạng lưới điện", Jose Thomas, tổng giám đốc của sân bay, nói với CNN.

Nhà máy sản xuất quang năng của sân bay Cochin tọa lạc trên một bãi đất hoang gần cảng hàng hóa quốc tế.
Nhà máy sản xuất quang năng của sân bay Cochin tọa lạc trên một bãi đất hoang gần cảng hàng hóa quốc tế.

Năm ngoái, sân bay đã hợp tác với Bosch, một công ty của Đức, để xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời rộng khoảng 182.110 m2 trên bãi đất hoang gần cảng hàng hóa quốc tế.

Sau khi nhà máy này hoạt động, Cochin trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời.

Theo Thomas, hàng chục tấm pin quang năng không những cung cấp đủ năng lượng cho sân bay bận rộn thứ 7 Ấn Độ, khoảng 48.000 đến 50.000 kw mỗi ngày, mà còn hòa số năng lượng thừa vào mạng lưới điện rộng lớn hơn.

Chi phí dự án này là khoảng 9,3 triệu USD và tốn 6 tháng để thực hiện. Ngoài số tiền có thể tiết kiệm, nhà máy sản xuất quang năng còn giúp sân bay tránh khỏi 300.000 tấn khí thải carbon trong 25 năm tiếp theo.

Sân bay quốc tế Kolkata, lớn và bận rộn hơn sân bay Cochin, đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời rộng 283.280 m2 trong năm nay, giúp giảm 1/3 giá trị hóa đơn tiền điện của đơn vị này, theo Siga Judson – tổng giám đốc của sân bay.

Cochin nhận được sự giúp đỡ của các kiến trúc sư tới từ Cảng vụ Hàng không Liberia, những người quan tâm đến việc lắp đặt nhà máy quang năng. Trong khi đó, Sân bay George ở Nam Phi đang phát triển một dự án năng lượng mặt trời của riêng họ.

Thomas cho biết, các sân bay thường có nhiều đất trống có thể sử dụng làm nơi đặt các tấm pin năng lượng. Tuy nhiên, ông cho biết, các cơ sở nhỏ hơn sẽ dễ dàng trở thành cơ quan sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời hơn bởi họ cần ít điện năng.

Cochin đang làm việc để mở rộng cơ sở năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu từ một nhà ga quốc tế lớn hơn mà họ đang xây dựng.

Một nhà máy mới nhỏ hơn đã hoàn thành vào cuối tháng 4 và sân bay cũng có kế hoạch xây dựng cơ sở trở nên kiên cố hơn.

“Chúng tôi muốn tiếp tục trạng thái là một sân bay trung lập về năng lượng”, Thomas nói.

Theo Zing.vn

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.