Những bức ảnh của Obama suốt 8 năm qua ít người biết

Nhiếp ảnh gia Pete Souza đã ghi lại hàng triệu bức ảnh về Tổng thống Mỹ Barack Obama suốt 8 năm qua, với những khoảnh khắc hậu trường ít người biết tới.

Ngày 20/1/2009 là dấu mốc lịch sử quan trọng khi nước Mỹ chào đón nhà lãnh đạo gốc Phi đầu tiên. Trong một căn phòng ở đồi Capitol, vị tân tổng thống ngắm lại chính mình trong gương trước khi tuyên thệ nhậm chức.
Ngày 20/1/2009 là dấu mốc lịch sử quan trọng khi nước Mỹ chào đón nhà lãnh đạo gốc Phi đầu tiên. Trong một căn phòng ở đồi Capitol, vị tân tổng thống ngắm lại chính mình trong gương trước khi tuyên thệ nhậm chức.
Ông Obama bắt đầu công việc trên cương vị ông chủ Nhà Trắng tại Phòng Bầu dục vào buổi sáng ngày 21/1/2009. Theo Washington Post, Obama có ngày làm việc đầu tiên với một phong thư mang dòng chữ: “To #44, From #43” (Tới #44, từ #43), với ý ám chỉ ông là tổng thống Mỹ thứ 44.
Ông Obama bắt đầu công việc trên cương vị ông chủ Nhà Trắng tại Phòng Bầu dục vào buổi sáng ngày 21/1/2009. Theo Washington Post, Obama có ngày làm việc đầu tiên với một phong thư mang dòng chữ: “To #44, From #43” (Tới #44, từ #43), với ý ám chỉ ông là tổng thống Mỹ thứ 44.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bước vào Nhà Trắng với hy vọng có thể thực hiện thành công những chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại mà mình đề ra. Trong ảnh, ông Obama đang lắng nghe ý kiến tại cuộc họp với các cố vấn trong Phòng Roosevelt.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bước vào Nhà Trắng với hy vọng có thể thực hiện thành công những chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại mà mình đề ra. Trong ảnh, ông Obama đang lắng nghe ý kiến tại cuộc họp với các cố vấn trong Phòng Roosevelt.
Tổng thống Obama gọi cho các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ từ Phòng Bầu dục để cảm ơn họ sau khi Nhà Trắng thông qua dự luật năng lượng vào năm 2009. Dự luật này là một trong những quyết định ghi dấu của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Tổng thống Obama gọi cho các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ từ Phòng Bầu dục để cảm ơn họ sau khi Nhà Trắng thông qua dự luật năng lượng vào năm 2009. Dự luật này là một trong những quyết định ghi dấu của ông Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Năm 2009, ông Obama được xướng tên là chủ nhân giải Nobel hoà bình cho những nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Chỉ vài giờ sau khi giành giải, tổng thống Mỹ cùng các cộng sự chuẩn bị có bài phát biểu trước báo chí tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng.
Năm 2009, ông Obama được xướng tên là chủ nhân giải Nobel hoà bình cho những nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Chỉ vài giờ sau khi giành giải, tổng thống Mỹ cùng các cộng sự chuẩn bị có bài phát biểu trước báo chí tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng.
Ông Obama được coi là tổng thống thành công nhất trong việc theo đuổi cải cách y tế với chương trình Obamacare. Mục tiêu của chính sách này là giúp công dân Mỹ được tiếp cận với bảo hiểm y tế với chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Ông chủ Nhà Trắng và trợ lý Jon Favreau đang thảo luận về bài phát biểu cải cách y tế vào tháng 3/2010.
Ông Obama được coi là tổng thống thành công nhất trong việc theo đuổi cải cách y tế với chương trình Obamacare. Mục tiêu của chính sách này là giúp công dân Mỹ được tiếp cận với bảo hiểm y tế với chi phí hợp lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Ông chủ Nhà Trắng và trợ lý Jon Favreau đang thảo luận về bài phát biểu cải cách y tế vào tháng 3/2010.
Obama tuyên bố kết thúc “sứ mệnh chiến đấu ở Iraq” vào ngày 31/8/2010. Tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Obama khẳng định với người dân Mỹ và toàn thế giới: “Đã đến lúc lịch sử mở ra trang mới”.
Obama tuyên bố kết thúc “sứ mệnh chiến đấu ở Iraq” vào ngày 31/8/2010. Tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Obama khẳng định với người dân Mỹ và toàn thế giới: “Đã đến lúc lịch sử mở ra trang mới”.
Ông Obama cùng các cựu tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton và George W. Bush tại lễ khai trương bảo tàng và thư viện George W.Bush ở Dallas, bang Texas vào tháng 4/2013. Bức ảnh thể hiện sự kết nối, thân thiết giữa các thế hệ lãnh đạo Nhà Trắng.
Ông Obama cùng các cựu tổng thống Jimmy Carter, Bill Clinton và George W. Bush tại lễ khai trương bảo tàng và thư viện George W.Bush ở Dallas, bang Texas vào tháng 4/2013. Bức ảnh thể hiện sự kết nối, thân thiết giữa các thế hệ lãnh đạo Nhà Trắng.
Vợ chồng cựu tổng thống George H. Bush và Barbaba Bush tặng Tổng thống Obama một đôi tất trong Phòng Bản đồ của Nhà Trắng. Cựu tổng thống Bush “cha” là thành viên của đảng Cộng hoà còn ông Obama thuộc đảng Dân chủ nhưng hai gia đình có mối quan hệ rất gắn bó, thân thiết.
Vợ chồng cựu tổng thống George H. Bush và Barbaba Bush tặng Tổng thống Obama một đôi tất trong Phòng Bản đồ của Nhà Trắng. Cựu tổng thống Bush “cha” là thành viên của đảng Cộng hoà còn ông Obama thuộc đảng Dân chủ nhưng hai gia đình có mối quan hệ rất gắn bó, thân thiết.
Ông chủ Nhà Trắng sải bước cùng các mật vụ tại sân bay quốc tế Los Angeles trước một chuyến công du nước ngoài.
Ông chủ Nhà Trắng sải bước cùng các mật vụ tại sân bay quốc tế Los Angeles trước một chuyến công du nước ngoài.
Tổng thống Obama thảo luận riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tình hình Syria và Ukraine, bên lề thương đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2015. Sau cuộc trao đổi, Nga và Mỹ thống nhất cho một cuộc chuyển giao quyền lực do người dân Syria chủ trì.
Tổng thống Obama thảo luận riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tình hình Syria và Ukraine, bên lề thương đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2015. Sau cuộc trao đổi, Nga và Mỹ thống nhất cho một cuộc chuyển giao quyền lực do người dân Syria chủ trì.
12
Bất lực vì không thể giải quyết triệt để vấn nạn bạo lực súng đạn, một người điềm tĩnh như ông Obama cũng đã rơi nước mắt trong khi phát biểu trên truyền hình từ căn phòng phía Đông của Nhà Trắng vào tháng 1/2016.

 Theo VOV

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.