Những điểm nóng có thể gây nguy hiểm trong 2017

Hội đồng Quan hệ quốc tế, một tổ chức cố vấn của Mỹ, vừa công bố khảo sát về những điểm nóng, có thể gây nguy hiểm cho nhân loại trong năm tới.

Vụ ám sát đại sứ Nga nguy cơ gây Thế chiến 3?

Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR), gồm nhiều chính trị gia Mỹ kỳ cựu, các học giả, các chuyên gia truyền thông dày kinh nghiệm, đã xếp sự căng thẳng NATO - Nga, bế tắc trên bán đảo Triều Tiên và khủng bố là những đe dọa hàng đầu trong 2017.

Tổ chức này cũng cho biết, đe dọa cũng xuất phát từ môi trường bất ổn ở Afghanistan, bạo lực Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, chiến tranh leo thang ở Syria. Tuy nhiên, các mối nguy này đối với Mỹ chỉ ở mức độ vừa phải, CFR nhận xét.

Dựa trên những đánh giá của CFR, nhà bình luận Robert Farley của tạp chí National Interest đã đưa ra những nhận định riêng về các mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu năm 2017.

Theo Sputnik, trong bài viết trên National Interest, Farley cho rằng sự kết hợp của một loạt yếu tố quan trọng đã tạo ra một tình thế, nơi mà những cường quốc lớn như Mỹ, Nga và Trung Quốc phải đối mặt với sự bất ổn lớn hơn bất kỳ một thời điểm nào khác trong thời gian gần đây.

Sự bất ổn đó sẽ buộc các nhà lãnh đạo phải "lèo lái" để ngăn những điểm nóng nguy hiểm khỏi bốc cháy, sau đó leo thang thành xung đột.

 Ảnh minh họa: Sputnik
Ảnh minh họa: Sputnik

Bế tắc Bình Nhưỡng - Washington

Nhất trí với đánh giá của CFR, Farley viết, căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên sẽ là một trong những thách thức nguy hiểm đối với chính quyền mới của Trump.

Viện dẫn những nỗ lực của Bình Nhưỡng trong việc nâng cao năng lực tên lửa và hạt nhân, nhà phân tích này cho rằng đường lối tiếp cận cứng rắn ở Washington, gồm cả việc cân nhắc tấn công phủ đầu Triều Tiên, có thể bất ngờ dẫn tới một cuộc chiến lớn, đặc biệt là trong trường hợp Triều Tiên bị hiểu nhầm là tấn công trước.

Vừa qua, chính quyền của Tổng thống Obama đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc. Động thái đó bị Trung Quốc coi là mối đe dọa với an ninh nước này. Trong trường hợp chính quyền của Trump tiếp tục chiến lược của người tiền nhiệm, căng thẳng trong khu vực có thể leo thang.

Chiến sự ở Syria leo thang

Syria có thể trở thành ngòi nổ thứ hai, theo ông Farley. Dù CFR đã hạ tầm quan trọng của xung đột Syria đối với Mỹ từ mức cao xuống vừa phải, song ông Farley vẫn cho rằng, chính quyền của Trump dường như sẽ không muốn đối đầu với Damascus và Moscow. Và mối nguy xung đột bất ngờ, dẫn tới leo thang vẫn còn.

Nhà phân tích này nhấn mạnh, "trong khi những thời khắc nguy hiểm nhất đã qua, thì quân Mỹ và Nga vẫn tiếp tục ở gần nhau. Do đó, nếu một bên tiến hành chiến dịch và làm lực lượng phía bên kia bị thiệt hại như những gì từng xảy ra hồi tháng 9 (Mỹ không kích, giết 60 quân Syria) thì sức ép trả đũa sẽ sản sinh".

"Ngoài ra, sự hiện diện của những kẻ phá bĩnh (các nhóm khủng bố và hàng loạt các bên liên quan khác) cũng khiến mọi việc phức tạp hơn và việc hiểu nhầm cũng dễ xảy ra", ông Farley nói thêm.

Chiến tranh mạng

Theo ông Farley, mối nguy từ cuộc đụng độ trên mạng giữa các nước lớn có thể trở nên nguy hiểm hơn. Dẫn chứng vụ Mỹ cáo buộc tin tặc Nga tấn công bầu cử Tổng thống Mỹ (cáo buộc mà Moscow lẫn Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đều phủ nhận), nhà phân tích này cho rằng giới lãnh đạo Mỹ sẽ cảm thấy sức ép phải đáp trả những hành động mà họ cho là khiêu khích từ phía Trung Quốc và Nga.

Dù cuộc chiến trên mạng không đe dọa dẫn tới đối đầu quân sự trực tiếp giữa các cường quốc, song nó có thể làm căng thẳng chung tăng ở bất kỳ đâu.

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan leo thang

Theo ông Farley, tranh chấp biên giới Ấn Độ, Pakistan ở Kashmir là một mối nguy lớn với khu vực Á - Âu và có thể leo thang. Những cam kết lấp lửng của Tổng thống Mỹ đắc cử Trump với cả hai phía có thể dẫn tới hiểu lầm. Khi đó, nếu một phía quyết định leo thang bạo lực, thì Mỹ và Trung Quốc rất dễ bị lôi vào cuộc xung đột này.

Điểm nóng Baltic

Nhắc lại đánh giá của CFR rằng, nguy cơ đối đầu Nga-NATO có thể bùng nổ do thái độ quả quyết của Nga ở Đông Âu, ông Farley cho rằng trong một thời gian ngắn, việc xuống thang giữa Moscow và Washington dưới thời Trump có thể dẫn tới sự hiểu lầm chết người.

Căng thẳng Mỹ - Trung

Khả năng về một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang tăng lên khi Mỹ phái các tàu chiến tới Biển Đông, thách thức những tuyên bố đơn phương của Trung Quốc ở khu vực này.

Tuần trước, Trump tố Trung Quốc ăn cắp tàu thăm dò không người lái của Trung Quốc, làm Bắc Kinh tức giận khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan... Những động thái của Tổng thống Mỹ đắc cử hiện vấp phải chỉ trích gay gắt từ phía Bắc Kinh. Do đó, có một câu hỏi được đặt ra, là liệu đường lối ngoại giao kiểu kinh doanh của Trump có dẫn tới một cuộc khủng hoảng trong quan hệ hai nước hay không?.

Theo Farley, "sự không rõ ràng" là yếu tố chính khiến mối đe dọa về xung đột khu vực có thể leo thang thành xung đột toàn cầu.

Theo Vietnamnet

tin mới

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.