Nghi án Kim Jong-nam: Bí ẩn chồng bí ẩn

"Chúng ta đưa ra suy đoán dựa trên những suy đoán" để giải thích về những gì đã xảy ra, một chuyên gia giải trừ quân bị nói về vụ công dân Triều Tiên bị giết ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia.

Theo StraitsTimes, hơn một tháng kể từ khi công dân Triều Tiên mang hộ chiếu Kim Chol, nhưng được cho là Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bị giết ở Malaysia, các chuyên gia vẫn cố tìm ra lời giải thích hợp lý cho phát hiện mà Malaysia đưa ra.

Kim Chol, Kim Jong Nam, Kim Jong Nam bị giết
Công dân Triều Tiên mang hộ chiếu Kim Chol, nhưng được cho là Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bị giết ở Malaysia.

Đó là, chất độc thần kinh VX đã được dùng để giết Kim Jong-nam. Tuy nhiên, làm thế nào thứ chất độc vốn được Liên Hợp quốc liệt vào dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt này được sử dụng mà không gây hại cho bất cứ ai, từ kẻ thực hiện vụ tấn công tới các nhân viên y tế hay những hành khách khác.

Cho tới giờ, cảnh sát Malaysia hầu như chưa đưa ra bằng chứng pháp y nào liên quan tới vụ giết người trên.

"Chúng ta đưa ra suy đoán dựa trên những suy đoán" để giải thích về những gì đã xảy ra, Jean-Pascal Zanders - chuyên gia giải trừ quân bị có chuyên môn về vũ khí hóa, sinh học nói.

Camera an ninh ở sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2 ghi lại hình ảnh hai phụ nữ áp sát nạn nhân 45 tuổi và dường như dùng một chiếc khăn ấp vào mặt nạn nhân. Người được cho là Kim Jong-nam chết vài phút sau đó, cảnh sát Malaysia cho biết và nói thêm, đã tìm thấy dấu vết của chất độc VX trên mặt nạn nhân.

Hai nữ nghi phạm, Siti Aisyah, 25 tuổi và Đoàn Thị Hương, 28 tuổi, đã bị buộc tội giết người. Tuy nhiên, cả hai đều nói, bị lừa tham gia trò chơi khăm trên truyền hình. Cảnh sát Malaysia bác bỏ tuyên bố này song không đưa ra bất cứ bằng chứng nào nhằm lý giải vì sao hai phụ nữ này không hề hấn gì sau khi sử dụng chất độc khủng khiếp nhất.

Hiện, các chuyên gia vẫn còn hoài nghi về một loạt vấn đề liên quan tới vụ tấn công:

Có thực là chất độc VX đã được sử dụng?

VX là một hợp chất hữu cơ có chứa gốc phốt phát, có khả năng tấn công hệ thần kinh, gây tai biến, đau tim và khiến hệ hô hấp ngừng hoạt động. Do bay hơi chậm, chất độc này có thể gây nhiễm độc trong một thời gian dài.

Hiện, các chuyên gia hoài nghi về những phát hiện của Malaysia. Simon Cotton, một nhà khoa học ở Anh, chuyên gia về hóa học phân tử tại đại học Birmingham nói: "Tôi không hiểu làm thế nào mà những nữ nghi phạm có thể sử dụng chất độc VX chết người với nạn nhân mà không bị các vết thương đe dọa tính mạng của chính họ.

Ngoài ra cũng không có báo cáo nào về dấu vết của VX trên miếng vải hay thứ đựng chất đó tại hiện trường tội ác".

Không phải chất độc VX?

Một số chuyên gia hiện đưa ra giả thuyết rằng một phiên bản kết hợp của chất độc VX là VX2 đã được dùng trong vụ tấn công công dân Triều Tiên. Trong trường hợp này, kẻ tấn công phải ấp lần lượt hai hóa chất lên mặt nạn nhân. Kẻ tấn công ban đầu sử dụng hóa chất không quá độc cho chính mình, song thứ hóa chất này sẽ trở nên chết người khi kết hợp với sulphur. Giả thuyết này cũng giải thích cho việc có tới 2 phụ nữ tiến hành vụ tấn công.

"Kết hợp chất độc là cách giải thích dễ hiểu nhất", Matthew Meselsongiáo sư đại học Harvard đồng thời là thành viên ban cố vấn của Trung tâm kiểm soát và không phổ biến vũ khí cho hay.

Khi hai hóa chất kết hợp với nhau trên mặt Kim để tạo ra VX, kẻ tấn công sẽ không hề hấn gì. Ngoài ra, việc vận chuyển VX qua biên giới cũng dễ dàng khi nó được chia làm hai phần dường như không độc.

Liệu "Kim Jong-nam" có cơ hội nào để sống sót?

Dù chỉ một giọt VX có thể giết chết một người khi hít phải thì chất độc thần kinh này sẽ mất thời gian lâu hơn để xâm nhập qua da. Điều đó có nghĩa là ông Kim vẫn có thể sống sót nếu ai đó tiêm cho ông này thuốc giải độc atropine trong vòng vài phút.

Đơn giản hơn, ông Kim có thể rửa mặt để tẩy chất độc như hai nghi phạm tấn công đã làm - rửa tay ngay sau khi tấn công.

"Nếu nạn nhân rửa mặt hoặc lau mặt bằng giấy, khả năng nhiễm độc sẽ giảm đi. Ông ta sẽ chỉ ốm chứ không chết", giáo sư đại học Harvard Meselson nói.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.