Vì sao Christopher Wray được lựa cho vị trí đứng đầu FBI?

(Baonghean) - Sau quá trình tìm kiếm nhân sự đầy ồn ào, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/6 đã “chốt” kế hoạch với vị trí Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI). Người được đề cử là Chritopher Wray, một cựu quan chức cấp cao của bộ Tư Pháp.

Tuy nhiên, ông cần phải được Thượng viện thông qua để đảm nhận chiếc ghế trống sau khi ông James Comey bị sa thải tháng trước.  

Ảo thuật gia chính trị

Việc Christopher Wray được Tổng thống Donald Trump “ngắm” vào vị trí Giám đốc FBI không gây bất ngờ trong dư luận Mỹ. Đó là bởi hồ sơ thành tích dày dặn và nổi bật của người đàn ông 50 tuổi này cũng như mối liên hệ chặt chẽ với ông chủ Nhà Trắng. Hồ sơ học hành của Christopher Wray ghi dấu với việc từng học hai trường đại học danh giá của Mỹ cùng lúc.

Đó là Đại học Yale và trường Luật Yale, nơi ông từng là trợ lý nghiên cứu của một giáo sư nổi tiếng về Luật và Tôn giáo: Stephen Carter.  Wray làm thư ký cho Thẩm phán Michael Luttig, một người vốn nổi tiếng về quan điểm bảo thủ tại Tòa Liên bang khu vực 4.

Christopher Wray là lựa chọn thỏa mãn được nhiều tiêu chí của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Politico
Christopher Wray là lựa chọn thỏa mãn được nhiều tiêu chí của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Politico

Tiếp đó, Wray làm việc 4 năm tại công ty luật King & Spalding trước khi gia nhập Văn phòng Tư pháp liên bang tại thành phố Atlanta với vai trò công tố viên năm 1997.

Christopher Wray từng tự tay giải quyết nhiều vụ án liên quan tới ma túy, sử dụng súng, tiền giả và cả tham nhũng trong quãng thời gian này. Vụ án được chú ý nhất là cuộc điều tra nhằm vào một ngân hàng đầu tư có tiếng và giám đốc văn phòng đầu tư của thành phố Atlanta. 

Wray cũng từng làm việc tại trụ sở Bộ Tư Pháp từ tháng 5/2001. Ông là một trong những nhân vật thân cận với Bộ trưởng Tư pháp Larry Thompson và sau đó, được đề bạt vào một vị trí quan trọng tại văn phòng bộ. Quãng thời gian Wray làm việc tại Bộ Tư pháp cũng là thời điểm nước Mỹ xáo trộn nhiều nhất với loạt vụ khủng bố ngày 11/9.

Chính vì vậy, Wray có cơ hội tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của chính quyền Bush sau vụ khủng bố. Nhưng quãng thời gian này cũng ghi dấu những tranh cãi về thủ đoạn mà Wray sử dụng để hoàn thành mục tiêu trong công việc.

Tờ Politico dẫn dự báo của nhiều chuyên gia cho rằng, để có thể ngồi vào chiếc ghế giám đốc FBI, Wray sẽ phải làm rõ về sự can dự vào các hoạt động giam giữ tràn lan công dân của các nước Hồi giáo. “Chúng ta chưa từng trải qua thứ gì tàn bạo và hèn nhát như vụ tấn công xảy ra vào ngày 11/9/2001.

Và chúng ta phải làm bất cứ thứ gì trong khả năng, trong khuôn khổ Hiến pháp và luật lệ để chắc chắn rằng chúng không bao giờ xảy ra nữa.” Đây là phát biểu của Christopher Wray tại phiên điều trần ở Thượng viện Mỹ năm 2003 khi ông được tiến cử vào chức vụ trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách lĩnh vực Hình sự. 

Rõ ràng, một vị trí quan trọng như vậy là một cơ hội cực tốt để Wray chuẩn bị cho các bước thăng tiến sau này. Wray có thêm các kinh nghiệm giám sát các cuộc điều tra hình sự lớn và cả quá trình công tố, như nhóm đặc trách Enron của Bộ Tư pháp, bộ phận tìm kiếm gian lận của các đại gia năng lượng.

Kinh nghiệm thực tiễn trong Bộ Tư pháp kết hợp với những mưu kế là điều làm nên tên tuổi của Wray. “Tôi biết ông ấy sẽ giúp mang lại sự tôn trọng cho Bộ Tư pháp. Điều khác biệt chính là sự độc lập trong suy nghĩ và hành động của ông ấy. Ngoài ra còn có cả sự quyết đoán trong một môi trường rất khắc nghiệt.” - Cựu Giám đốc Sở Tư pháp bang Bắc Virginia, Neil MacBride đánh giá.

Christopher Wray từng làm trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ, đứng sau cựu Giám đốc FBI James Comey trong một cuộc họp báo năm 2004. Ảnh: Guardian
Christopher Wray từng làm trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ, đứng sau cựu Giám đốc FBI James Comey trong một cuộc họp báo năm 2004. Ảnh: Guardian

Đặc biệt, ông từng làm việc cho Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, một nhân vật hậu thuẫn cho Tổng thống Trump trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái. Với kinh nghiệm của một luật sư bảo vệ về hình sự, Wray đại diện cho Thống đốc Christie trong cuộc điều tra liên bang nhắm vào các đồng minh của Christie.

Vụ việc có tên gọi Bridgegate, trong đó nhân viên và các đồng minh của Christie bị cho là đã thông đồng để tạo ra một vụ ùn tắc giao thông tại Fort Lee, bang New Jersey bằng cách đóng các làn xe ô tô tại trạm thu phí chính. Hành động đóng cửa các làn đường này là hoàn toàn có chủ đích.

Đó là một hành động báo thù nhằm chống lại Thống đốc của thành phố Fort Lee Mark Sokolich, một thành viên đảng Dân chủ nhưng lại không ủng hộ Christie trong cuộc bầu cử Thống đốc New Jersey năm 2013. Với sự hỗ trợ của Wray, Christie đã “an toàn” trước các cáo buộc. 

Do đó, việc Tổng thống Donald Trump nhắm Christopher Wray cho vị trí cấp cao tại FBI là nỗ lực để cho công chúng thấy cuộc điều tra về sự liên quan của Nga vào chiến dịch tranh cử của ông là đáng tin cậy.

Wray là một lựa chọn vừa chính thống, vừa an toàn. Bởi nó đảm bảo được hai tiêu chí: một chính trị gia vừa có kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, vừa có tiền sử đứng ngoài những cuộc tranh đấu đảng phái.

Kinh nghiệm của một người từng đảm nhận vị trí giám sát tại Bộ Tư pháp trong quá khứ sẽ giúp Wray xua đi lo ngại của các nhân viên FBI rằng Tổng thống Trump đang cố làm suy yếu và chính trị hóa cơ quan này. 

Phan Tùng

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.