Căng thẳng với Iran: Hải quân Tehran là mối đe dọa đối với Mỹ

Hạm đội tàu chiến Iran tuy lạc hậu nhưng sở hữu nhiều tàu tấn công nhanh theo chiến thuật nhóm nên rất nguy hiểm đối với các chiến hạm cỡ lớn của Hải quân Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran. Điều này có thể dẫn đến những diễn biến khó lường ở Trung Đông, đặc biệt là hoạt động vận chuyển dầu mỏ qua eo biển Hormuz và vịnh Ba Tư, nơi Hải quân Iran đang án ngự.

Nhỏ nhưng nguy hiểm

Theo tạp chí National Interest, Hải quân Iran là một trong những lực lượng có quy mô nhỏ nhưng “hung dữ” nhất khu vực vịnh Ba Tư. Thời gian gần đây, Hải quân Iran thường xuyên thực hiện các hoạt động “quấy rối” chiến hạm Mỹ hoạt động trên vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz.

Quy mô Hải quân Iran hiện tại khá nhỏ so với một số nước trong khu vực. Tuy vậy, lực lượng này vẫn rất đáng sợ với các tàu chiến tự sản xuất, tên lửa phòng thủ bờ biển và các tàu tên lửa tấn công nhanh nhẹn. Vịnh Ba Tư, nơi có tuyến vận tải biển quan trọng nhất thế giới, đi qua khu vực tiếp giáp lãnh hải Iran. Nếu xảy ra biến cố ngoài ý muốn, Iran có thể sử dụng lực lượng này để phong tỏa tuyến đường biển huyết mạch của thế giới.

Hải quân Iran sở hữu hàng trăm tàu tên lửa tấn công nhanh xây dựng theo chiến thuật “bầy đàn” nhằm tạo ra sự áp đảo về số lượng để đối phó với vũ khí và công nghệ tinh vi của Mỹ. Các tàu tên lửa tốc độ cao kết hợp với hệ thống phòng thủ bờ biển có tầm bắn hàng trăm kilomet sẽ giúp Iran kiểm soát vịnh Ba Tư, đặc biệt là eo biển Hormuz.

Cang thang voi Iran: Hai quan Tehran la moi de doa doi voi My hinh anh 1
Tàu tên lửa tấn công nhanh là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của Iran. Ảnh: Scout.

Lịch sử lực lượng vũ trang Iran tập trung chủ yếu vào sức mạnh trên bộ, tiếp đến là không quân. Hải quân thuộc ưu tiên thứ 3. Những năm 1970, Hải quân Hoàng gia Iran chỉ có 4 tàu khu trục trang bị tên lửa chống tàu Sea Killer và Seacat. Những tàu chiến này được hỗ trợ bởi 25 tàu tuần tra, 6 tàu quét mìn và 2 tàu đổ bộ.

Sau Cách mạng Iran năm 1979, Hải quân Hoàng gia Iran được đổi thành Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIN). Chính quyền mới công khai chính sách chống đối Washington dẫn đến kế hoạch hiện đại hóa hải quân trước đó không thực hiện được.

Trong chiến tranh Iran - Iraq giai đoạn 1980-1988, cuộc chiến chủ yếu diễn ra trên bộ, trên không nhưng hải quân hai nước đã cho thấy sự nguy hiểm khi tấn công các tàu chở dầu trên biển. Hải quân Mỹ đã tiến hành chiến dịch can thiệp dẫn đến cuộc đối đầu với Hải quân Iran.

Iran đã đặt thủy lôi ở eo biển Hormuz gây thiệt hại nặng cho tàu khu trục USS Samuel B. Roberts của Mỹ. Tổng thống Ronald Reagan đã ra lệnh cho Hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công trừng phạt Hải quân Iran trong khu vực. Chiến dịch Praying Mantis đã gây thiệt hại nặng cho Hải quân Iran với 5 tàu chiến bị đánh chìm, 3 tàu hư hỏng nặng.

Đẩy mạnh tự đóng chiến hạm

Trong nhiều thập kỷ, Iran phải vật lộn với các lệnh cấm vận của phương Tây vì chương trình tên lửa và hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Dù chịu sức ép khá lớn từ bên ngoài, Tehran vẫn đầu tư mạnh cho công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu.

Những năm 2000, Iran bắt đầu đóng mới tàu hộ vệ tên lửa lớp Moudge, tải trọng 1.500 tấn. 2 tàu đã được đưa vào hoạt động trong kế hoạch đóng mới 7 tàu. Iran cũng đang đóng mới tàu khu trục Khalije Fars, tải trọng 7.500 tấn. Các tàu chiến này đều được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa do Trung Quốc sản xuất.

Cang thang voi Iran: Hai quan Tehran la moi de doa doi voi My hinh anh 2
Hệ thống phòng thủ bờ biển Qader bắn thử trong một đợt tập trận. Ảnh: YPA.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, Iran đang đẩy nhanh tốc độ “tên lửa hóa” các tàu chiến bằng vũ khí chống hạm tầm xa C-704 và C-802 do Trung Quốc chế tạo, một số phiên bản do Iran sản xuất dựa trên tên lửa nhập khẩu từ nước ngoài.

IRIN còn sở hữu tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo, một trong những sát thủ dưới mặt nước đáng sợ nhất thế giới. Iran cũng đang tự đóng mới tàu ngầm mini nhằm xây dựng hạm đội tấn công dưới nước đông đảo.

Iran có đường bờ biển dài dọc theo vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz, điều đó khiến cho các hệ thống phòng thủ bờ biển trở thành vũ khí nguy hiểm đối với các tàu chiến. Iran đang sở hữu nhiều hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm C-802, hoặc tên lửa Ghadir và Qader sản xuất trong nước với tầm bắn tương ứng 120 và 200 km, cho phép kiểm soát toàn bộ eo biển Hormuz.

Bên cạnh Hải quân Iran, lực lượng vũ trang Iran còn một lực lượng hải quân khác là Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC). Lực lượng này hoạt động tách biệt với IRIN, đây là kiểu tổ chức hiếm có trên thế giới. IRGC chịu trách nhiệm bảo vệ Iran và kiểm soát các hoạt động ở phía tây eo biển Hormuz. IRIN chịu trách nhiệm ở khu vực phía đông eo biển và các vùng biển xa hơn.

IRGC tập trung chủ yếu vào chiến thuật “bầy đàn” với vũ khí chủ lực là tàu tên lửa tấn công nhanh công kích ở cự ly gần. IRIN được đầu tư các chiến hạm lớn để thực hiện nhiệm vụ phòng ngự tầm xa. Việc Iran duy trì song song 2 lực lượng hải quân, tuy có chồng chéo về mặt quản lý nhưng lại tạo ra khả năng tấn công đa dạng và phức tạp.

Kyle Mizokami, nhà phân tích về chính sách đối ngoại nhận xét, lực lượng này tuy là mối đe dọa nhỏ nhưng rất mạnh mẽ đối với bất kỳ lực lượng hải quân nào có ý định cản đường họ. 

Iran tập trận mô phỏng đánh chìm tàu sân bay Mỹ Hàng chục tàu tuần tra cao tốc của Hải quân Iran đã tiến hành tập trận mô phỏng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ.

Theo Zing.vn

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.