Lời nguyền bộ kimono bí ẩn thiêu rụi thành Tokyo cổ

Người ta cho rằng bộ kimono là lời nguyền khiến ba cô gái trẻ cùng chết một ngày và làm cho thành Tokyo cổ chìm trong biển lửa.

Đến Tokyo, một trong những câu chuyện du khách sẽ được nghe kể là về bộ kimono bí ẩn, khởi nguồn cho trận hỏa hoạn thiêu rụi thành phố khi xưa.

Edo là tên gọi cũ của thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày nay. Năm 1603, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền và bắt đầu xây dựng kinh tế, chính trị ở Edo, biến nơi đây trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngoài ra, Tokugawa cũng đã xây dựng cho mình một đội quân cứu hỏa được huấn luyện bài bản và trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy.

Thành Edo hay là Tokyo ngày nay. Ảnh: Metro.

Thành Edo hay là Tokyo ngày nay. Ảnh: Metro.

Lâu đài Edo được đặt trên nền đất cao ở trung tâm thành phố, với nhiều vòng tròn chia thành các khu vực dành cho những người thuộc từng ngành nghề và tầng lớp xã hội sống tách biệt nhau. Cũng giống như các thành phố châu Á khác, thành Edo chủ yếu được xây dựng bằng gỗ, giấy gạo, và dùng than củi để sưới ấm.

Khi đó, thành phố được quy hoạch thô sơ, đường sá chật hẹp, quanh co và nhà cửa nằm san sát nhau. Đây chính là nguyên nhân khiến nơi này từng hứng chịu hơn 100 vụ cháy. Trong đó, trận cháy Meireki xảy ra ngày 2/3/1657 là trận cháy lịch sử, khởi nguồn từ một bộ kimono đầy bí ẩn.

Ba chủ nhân của bộ kimono đều chết cùng ngày một cách bí ẩn. Ảnh: Wiki Visually.

Ba chủ nhân của bộ kimono đều chết cùng ngày một cách bí ẩn. Ảnh: Wiki Visually.

Tương truyền, bộ kimono Meireki (tên một loại kimono dành cho các cô gái độc thân trong những ngày lễ truyền thống ở Nhật) bị cho là lời nguyền khiến ba cô gái trẻ qua đời. Tất cả đều chết trước khi được mặc nó vào đúng ngày 16/1 trong ba năm Minh Lịch liên tiếp. Điều này khiến mọi người đều coi là điềm xấu. Vì vậy, một thầy tu đã quyết định giải lời nguyền bằng cách đốt bộ kimono này.

Bất ngờ, khi bộ kimono đang cháy thì một cơn gió mạnh từ phía tây bắc thổi qua khiến ngôi chùa bùng cháy dữ dội. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực lân cận do trận hạn hán năm trước khiến thành Edo khô cằn hơn. Vì vậy, đội quân cứu hỏa của Tokugawa Ieyasu cũng không thể khống chế được trận cháy.

Vào buổi tối thứ hai, gió đổi hướng đẩy ngọn lửa từ phía nam vào khu vực trung tâm thành phố, nuốt trọn gần như toàn bộ thành Edo. Cuối cùng, sau ba ngày, ngọn lửa dập tắt. Ước tính có tới 100.000 người chết, 60 - 70 % kinh thành bị thiêu rụi, trong đó có 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu.

Thiệt hại lớn tới mức có thể so sánh với đại thảm họa động đất Kantō năm 1923 và vụ ném bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 lên 2 thành phố lớn của Nhật trong thế chiến 2.

Trận cháy Meireki xảy ra đã thiêu rụi ¾ kinh thành Edo. Ảnh: Mheu.

Trận cháy Meireki xảy ra đã thiêu rụi ¾ kinh thành Edo. Ảnh: Mheu.

Việc tái thiết Edo được tiến hành trong vòng hai năm dưới sự lãnh đạo của vị tướng Rōjū Matsudaira Nobutsuna. Đường phố được mở rộng hơn, một số quận, đặc biệt là khu vực trung tâm được sắp xếp, tổ chức lại nhằm khôi phục và thúc đẩy nền kinh tế.

Ngoài ra, chính phủ cũng trợ cấp cho samurai và cả thường dân một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa và ổn định lại cuộc sống. Đế chế của Tokugawa kéo dài đến năm 1867, khi thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo như ngày nay.

Theo VNE

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.