Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường gây viêm họng

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết khoảng 20-30% ca viêm họng là do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Và chỉ những trường hợp không điều trị triệt để viêm họng do khuẩn này mới có nguy cơ bị biến chứng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân

» Nóng: Xã ở Nghệ An có 20 học sinh bị suy thận, 2 em đã tử vong

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Viêm họng trẻ em đến 80% do vi rút nên không gây nguy hiểm và tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Chỉ có khoảng 20-30% các ca viêm họng là do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Khi bị nhiễm khuẩn này sẽ dễ gây biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị triệt để.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường hay gặp ở lứa tuổi trên 5, trong khi đó, trẻ càng lớn thì phụ huynh càng chủ quan, không để ý kỹ các biểu hiện bệnh và thường tự mua thuốc điều trị.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dấu hiệu cơ bản nhất của viêm họng do liên cầu khuẩn là trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng. đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…

Cái khó của bệnh là phải nhận ra dấu hiệu để uống thuốc kháng sinh triệt để, đủ liều khuyến cáo để tiêu diệt liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Tuyệt đối không uống dở chừng, sau 2 - 3 ngày thấy đỡ liền dừng thuốc rất nguy hiểm, vì thực ra, bệnh mới chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn, người bệnh có nguy cơ nhờn thuốc và tái phát viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.

Ngày 22/2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh cho biết, đã nắm được thông tin báo chí phản ánh về việc 20 học sinh trong một xã miền núi bị viêm cầu thận, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Theo ông Khuê, trước sự việc xảy ra, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Nghệ An khẩn trương xác minh sự việc nêu trên, tìm rõ nguyên nhân.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện đang điều trị cho người bệnh tập trung cứu chữa các trường hợp đang nằm điều trị, trường hợp bệnh viện vượt quá khả năng của BV đề nghị chuyển tuyến hoặc yêu cầu hỗ trợ của tuyến trên.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Nghệ An báo cáo cụ thể về vụ việc trước ngày 28/2 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Theo Dantri

tin mới

Chương trình livestream 'Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả'

Đón xem chương trình livestream '20h Bác sĩ đây rồi' ngày 20/5: Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả

(Baonghean.vn) -Chương trình “20h Bác sĩ đây rồi” ngày 20/5 với chủ đề: “Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả”, Bác sĩ CKI Vi Thị Ngân, Chuyên ngành da liễu - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện ĐKTP Vinh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý này...

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của cholesterol đến sức khỏe là hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ giúp giảm cholesterol có hại, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.