Chữa đau cột sống với đỗ trọng

Theo Đông y, đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng ôn thận, tráng dương, làm khỏe gân cốt, an thai, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu...
Đỗ trọng còn có tên gọi khác là tư trọng, ty liên bì, mộc miên, là thân cây gỗ sống lâu năm cao khoảng 15m, đường kính độ 30 - 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Theo Đông y, đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào kinh can và thận; có tác dụng ôn thận, tráng dương, làm khỏe gân cốt, an thai, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu...
Một số bài thuốc từ đỗ trọng
Chữa thận yếu, thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh: Lộc nhung 125g, đỗ trọng 250g, ngũ vị tử 63g, thục địa 500g, mạch môn 250g, sơn thù nhục 240g, thỏ ty tử 250g, ngưu tất 250g, câu kỷ tử 250g, sơn dược 250g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước muối nhạt. Dùng 15 ngày là một liệu trình.
Cây và hoa đỗ trọng.
                                                             Cây và hoa đỗ trọng.

Chữa ứ huyết kèm đau lưng do thận hư: Đỗ trọng 240g, đan sâm 240g, xuyên khung 50g, rượu trắng 1,5 lít. Thái vụn các vị thuốc trên cho vào rượu đậy kín ngâm trong 5 ngày có thể dùng. Khi uống rượu, cần hâm nóng, mỗi lần 15-20ml. 10 ngày là một liệu trình.

Chữa gan thận yếu, đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, liệt dương, lao tổn cơ lưng: Đỗ trọng 50g, gan lợn 200g. Gan lợn rửa sạch, xát muối, sau thái miếng cho nước nấu cùng với đỗ trọng. Khi gan nhừ, nêm gia vị vào, ăn cả nước lẫn cái. Có thể dùng liên tục, dài ngày.
Chữa đau cột sống: Đỗ trọng bỏ vỏ 3.000g, rượu 2 lít, ngâm 7 ngày mới dùng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 30ml.
Hoặc: Đỗ trọng 300g, xuyên khung 200g, quế chi 160g, tế tân 80g. Các vị thuốc thái nhỏ, ngâm trong 10 lít rượu, sau 5 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml. Kiêng ăn hành tươi, rau sống.
Chữa tiểu tiện nhiều lần, miệng khô ít nước bọt, mặt mày tái xám, tiêu chảy, liệt dương: Bầu dục lợn 1 đôi, hạnh đào nhân 30g, đỗ trọng 30g, kim anh tử 30g. Bầu dục làm sạch bỏ màng hôi cho vào hầm chín cùng các vị thuốc, ăn bầu dục uống nước.
Chữa đau lưng, chân không đi được: Đỗ trọng nướng 320g, khương hoạt (gừng) 160g, thạch nam 80g, đại phụ tử (bỏ vỏ) 3 cái. Thái nhỏ các vị thuốc, ngâm trong 7 lít rượu để 5 ngày sau dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml. 10 ngày là một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đỗ trọng (sống), hạ khô thảo mỗi thứ 80g, đơn bì, thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, với nước...
 Theo Sức khỏe và đời sống

tin mới

Chương trình livestream 'Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả'

Đón xem chương trình livestream '20h Bác sĩ đây rồi' ngày 20/5: Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả

(Baonghean.vn) -Chương trình “20h Bác sĩ đây rồi” ngày 20/5 với chủ đề: “Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả”, Bác sĩ CKI Vi Thị Ngân, Chuyên ngành da liễu - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện ĐKTP Vinh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý này...

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của cholesterol đến sức khỏe là hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ giúp giảm cholesterol có hại, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.