7 quốc gia EU phản đối việc kéo dài lệnh trừng phạt Nga

Lãnh đạo các quốc gia này cho biết, họ sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào về việc gia hạn các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây nhằm vào Nga.
Sputnik News cho biết, trong số 7 quốc gia này có Síp, Italy và Hy Lạp. Theo đó, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã đến Moscow vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng 3 này và Tổng thống Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ đến Nga vào tháng 4 tới.
 Lá cờ của Liên minh châu Âu (EU) (Ảnh Sputnik News)
Lá cờ của Liên minh châu Âu (EU) (Ảnh Sputnik News)
Ngoài 3 quốc gia nói trên, Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha cũng rất lưỡng lự trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 19/3 tới.
“Kết quả dễ nhận thấy nhất là các nước nói trên sẽ không chấp nhận việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và sẽ chỉ tính đến việc này cho đến khi thời hạn của các lệnh trừng phạt này sắp kết thúc”, ông Ian Bond, một cựu chính trị gia người Anh, hiện làm việc cho Trung tâm Cải cách châu Âu tại London, nhận định.
Trong khi đó, nhà phân tích Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu có trụ sở tại Brussels, Bỉ, cho rằng: “Việc các nước không muốn gia hạn các lệnh trừng phạt cho thấy họ đã gia tăng niềm tin đối với Nga”.
Các nước EU đã dừng việc đàm phán về thương mại và thị thực với Nga và đưa một số nhân vật chính trị và giới chức quân sự của nước này vào danh sách lệnh trừng phạt ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Đến tháng 1/2015, các nước EU lại thống nhất gia hạn thêm 6 tháng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkēvičs, nước đang nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên của EU, bày tỏ nghi ngờ rằng, các nước EU sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong cuộc họp tới đây./.
Theo VOV.VN 

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.