Ấn Độ - Trung Quốc lạnh nhạt, Nga cố gắng nồng ấm với cả hai

Theo Trung Hiếu (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nga đang xích lại Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng đồng thời Nga cũng duy trì quan hệ lịch sử thân thiện với Ấn Độ - đối thủ của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Vladivostok (Nga) để dự Diễn đàn vào đầu tháng 9/2019, Moscow và New Delhi đã ký 15 thỏa thuận về các lĩnh vực từ quốc phòng tới năng lượng. Nhà lãnh đạo Ấn Độ cũng cam kết 1 tỷ USD tín dụng cho vùng Viễn Đông Nga - khu vực này Kremlin từ lâu đã tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Nga (Putin), Trung Quốc (Tập), và Ấn Độ (Modi). Ảnh: Reuters
Các nhà lãnh đạo Nga (Putin), Trung Quốc (Tập), và Ấn Độ (Modi). Ảnh: Reuters

Thế nhưng mặc dù ông Modi là vị khách chính của diễn đàn này năm nay, nhiều nhà báo phương Tây theo dõi sự kiện này lại để tâm tới Trung Quốc. Không có gì lạ vì năm ngoái Chủ tịch Tập Cận Bình là ngôi sao của sự kiện tương tự. Việc Bắc Kinh và Mockva gặp gỡ hội tụ là một trong những câu chuyện địa chính trị lớn nhất của thập kỷ này.

Một câu hỏi được đặt ra, với việc Nga xích lại gần hơn với Ấn Độ thì quan hệ giữa Nga và Ấn Độ sẽ như thế nào.

Thông qua Ấn Độ để nhắc nhở Trung Quốc?

Diễn đàn Kinh tế phương Đông được khai trương lần đầu vào năm 2015, khi điện Kremlin quay sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, để tìm kiếm thương mại và đầu tư trong bối cảnh họ bị phương Tây lảng tránh do vấn đề Ukraine. Và một trong các ưu tiên của Mockva là gây dựng quỹ thúc đẩy hoạt động kinh tế ở vùng Viễn Đông kém phát triển trong thời gian dài của nước Nga.

Tuy nhiên những nỗ lực thu hút đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga vẫn chưa hiệu quả lắm. Kể cả Trung Quốc cũng đầu tư ít vào đây.

Theo nghiên cứu của Artyom Lukin thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông (Nga), chỉ có 4 dự án đầu tư lớn của Trung Quốc ở Viễn Đông Nga và tổng giá trị chưa tới 1 tỷ USD. Bốn dự án này gồm một sòng bạc gần Vladivostok, một mỏ than ở lãnh thổ Ngoại Baikal, một mỏ vàng cũng ở lãnh thổ Ngoại Baikal, và một công ty khai thác quặng sắt ở Khu tự trị Do Thái.

Bất chấp tất cả các sáng kiến của Moscow, các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài khác vẫn chưa đổ xô tới Viễn Đông Nga. Có 2 lý do chính cho điều này.

Thứ nhất, lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra tổn phí đủ lớn để răn đe được các nhà đầu tư.

Thứ hai, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên - thế mạnh chính của Viễn Đông Nga, lại đòi hỏi nhiều về vốn do điều kiện môi trường khắc nghiệt và việc thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp tại đây. Đối với doanh nghiệp nước ngoài, việc thu hồi vốn là không được đảm bảo.

Do vậy nhiều nhà đầu tư Trung Quốc lựa chọn việc thu mua vật liệu thô từ những nước như Brazil và Indonesia thay vì Viễn Đông Nga.

Trước tình cảnh đó, Nga bắt đầu nhìn sang Ấn Độ. Nhà nghiên cứu Lukin giải thích rằng việc Nga làm nổi bật ông Modi trong Diễn đàn Kinh tế phương Đông năm nay một phần là do Nga muốn tạo cho Trung Quốc cảm giác cấp bách.

“Ông Putin (Tổng thống Nga) có thể muốn tạo một chút ghen tị từ phía Trung Quốc, làm cho Trung Quốc thấy rằng nếu họ không đầu tư vào Viễn Đông thì Ấn Độ sẽ nhảy vào”.

Tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần này, Moscow và Delhi đã ký một số biên bản ghi nhớ, bao gồm kế hoạch phát triển một hành lang hàng hải từ Vladivostok đi cảng Chennai của Ấn Độ, một thỏa thuận cho phép Ấn Độ sản xuất linh kiện cho các thiết bị quân sự của Nga, một thỏa thuận để cho công ty Ấn Độ mua lại công ty LNG của Nga, và một dự án khai thác mỏ chung giữa một hãng than Ấn Độ và 2 thực thể Nga.

Hơn nữa, ông Modi cũng thông báo rằng Ấn Độ sẽ cung cấp 1 tỷ USD tín dụng cho các dự án phát triển kinh tế ở vùng Viễn Đông Nga.

Trung Quốc vẫn vượt Ấn Độ về quan hệ với Nga

Mặc dầu vậy, Ấn Độ vẫn phải phấn đấu nhiều thì mới có thể cạnh tranh với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông Nga hoặc bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước này. Chẳng hạn, năm 2018, doanh số thương mại giữa Nga và Ấn Độ là 11 tỷ USD trong khi thương mại giữa Nga và Trung Quốc cùng kỳ lên tới mức 107 tỷ USD, giúp Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.

Trong lĩnh vực quốc phòng, tình hình cũng tương tự. Dù Nga và Ấn Độ có lịch sử hợp tác quốc phòng dài lâu và phong phú, Bắc Kinh đã làm lu mờ New Delhi với tư cách là đối tác của Mockva trong một số phương diện chính.

Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí quốc phòng Nga “Kho vũ khí Tổ quốc” tuyên bố rằng dù Nga là đối tác chiến lược với cả Trung Quốc và Ấn Độ, hợp tác quân sự của Nga với Ấn Độ là một mức khác và có chất lượng khác.

Murakhovsky nói: “Nếu nói về tương tác giữa quân đội 2 nước, các cuộc tập trận chung, và việc xây dựng kế hoạch quân sự chung thì quan hệ giữa nước chúng tôi với Ấn Độ trong lĩnh vực này chủ yếu là mang tính hình thức và biểu tượng”.

Nhưng mặt khác, Murakhovsky ghi nhận rằng việc sản xuất vũ khí chung, trao đổi công nghệ quân sự và bán vũ khí giữa Nga và Ấn Độ là lớn hơn so với giữa Nga và Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga mà tạp chí National Interest nói chuyện được với họ đều bày tỏ tin tưởng rằng Moscow sẽ không phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và New Delhi.

Họ lập luận rằng dù phương Tây nói nhiều về mối quan hệ đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước này còn lâu mới trở thành kẻ thù của nhau. Nhìn vào quan hệ Trung-Ấn các năm gần đây, các chuyên gia Nga nhận ra các dấu hiệu khích lệ, như việc Bắc Kinh và New Delhi đã thành công trong việc giảm leo thăng căng thẳng trong cuộc khủng hoảng biên giới năm 2017, hay việc đôi bên không có những triển khai quân sự lớn nhằm vào nhau...

Các nhân tố trên đã khiến Mockva kết luận rằng cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều không phản đối nỗ lực của Nga trong việc duy trì quan hệ hữu nghị với cả hai.

Thậm chí có chuyên gia Nga cho rằng việc phương Tây gây sức ép với Ấn Độ trong vấn đề họ gọi là nhân quyền có thể làm cho Ấn Độ xích lại gần Trung Quốc, tương tự như việc phương Tây gây sức ép với Nga đã khiến Nga xích lại gần Trung Quốc./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.