Bà Clinton cam kết ủng hộ Nhật Bản về đảo tranh chấp

Bà Clinton đã tổ chức một bữa ăn trưa bàn công việc với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 19/1 đã cam đoan ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề đảo tranh chấp giữa Tokyo với Bắc Kinh và mời Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Washington vào cuối tháng Hai để gặp gỡ Tổng thống Barack Obama.

Bà Clinton đã tổ chức một bữa ăn trưa bàn công việc với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, và cả hai cam kết thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế và an ninh sau khi ông Abe đắc cử hồi tháng trước.

 Ngoại trưởng Mỹ Clinton và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida (ảnh Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ Clinton và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida (ảnh Reuters)
"Liên minh của chúng tôi với Nhật Bản vẫn là nền tảng của việc Mỹ can dự vào khu vực", bà Clinton nói với các phóng viên, điểm lại một loạt các hoạt động hợp tác từ cứu trợ thiên tai đến lập trường về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Ngoại trưởng Clinton sắp tới sẽ từ nhiệm, một lần nữa khẳng định rằng Mỹ sẽ ủng hộ đồng minh lâu năm của mình trong giải quyết tranh chấp đảo giữa 2 nước Nhật Bản- Trung Quốc.

Căng thẳng Nhật- Trung do tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư đã bùng lên trong những tháng gần đây. Đây là một trong những tranh chấp lãnh hải liên quan đến Trung Quốc có diễn biến xấu đi khi Washington tìm cách chuyển trọng tâm an ninh đến châu Á.

"Mặc dù Mỹ không xác định chủ quyền cuối cùng đối với hòn đảo, chúng tôi thừa nhận sự quản lý của Nhật Bản," bà Clinton nói, nhắc lại lập trường của Mỹ về việc giải quyết tranh chấp.

"Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách làm tổn hại đến sự quản lý của Nhật Bản, và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện các bước để ngăn chặn sự cố và giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình".

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kishida cho biết, Tân Tổng thống Abe từng thể hiện một lập trường cứng rắn về việc giải quyết tranh chấp trong quá trình tranh cử của mình, không hề muốn leo thang xung đột.

"Trong khi Nhật Bản sẽ không nhún nhường và kiên trì lập trường cơ bản rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản, chúng tôi sẽ xử sự một cách bình tĩnh, không khiêu khích Trung Quốc", ông cho biết qua phiên dịch.

Ngoại trưởng Clinton thông báo rằng Tân Thủ tướng Nhật Bản Abe được mời tới Washington vào tuần thứ ba của tháng Hai để gặp mặt cuộc đầu tiên với Tổng thống Mỹ Obama.

Trước đó, Tân Thủ tướng Abe từng hy vọng rằng chuyến thăm Mỹ đầu tiên sau khi đắc cử sẽ đạt được cả 2 mục đích phục hồi nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nhật Bản và đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, chuyến thăm đã bị hoãn lại do lịch trình kín đặc của Tổng thống Mỹ Obama, và thay vì đi Mỹ, ông Abe đã đi thăm một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Ông đã phải cắt ngắn lịch trình để trở về nước sau khi biết tin một số công nhân Nhật Bản đã bị bắt làm con tin ở Algeria.

Các quan chức Mỹ vẫn coi mối quan hệ giữa Washington và Tokyo là tốt đẹp, mặc dù giới lãnh đạo Nhật Bản thay đổi liên tục. Ông Kishida là vị ngoại trưởng thứ 6 của Nhật Bản trong vòng 4 năm, cùng thời gian bà Clinton giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.

Ông Abe lên nắm quyền và muốn sửa đổi Hiệp ước Mỹ- Nhật thông qua từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Các quan chức Mỹ cho biết họ muốn thấy Nhật Bản nới lỏng các điều khoản trong Hiến pháp liên quan đến quân sự để có vai trò an ninh toàn cầu lớn hơn.

Mỹ và Nhật cũng tìm giải pháp hợp tác về sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật, trong đó có đề xuất di chuyển căn cứ không quân Futenma đến một cơ sở mới.

Ngoại trưởng Clinton cho biết, bà tin rằng hai bên sẽ có bước tiến xa hơn trong vấn đề này, trong khi ông Kishida cho biết chính quyền Abe đã cam kết sẽ nghiên cứu thông qua một thỏa thuận khung mà hai bên công bố năm ngoái./.

Theo VOV - ĐT

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.