Bài thuốc tiêu sưng, giảm đau từ cây mua

Theo Lương y Hoài Vũ (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mua là loài cây bụi, mọc hoang xen kẽ với cây sim, trên đồi núi, ven đường...Toàn bộ cây mua đều có thể sử dụng làm thuốc.

1. Đặc điểm và công dụng chữa bệnh của cây mua

Cây mua còn có tên là mua bà, dã mẫu đơn, sơn thạch lựu, địa như... Tên khoa học là Melastoma candidum D. Don; thuộc họ Mua (Melastomaceae).

Cây mua cao khoảng 1m, thân, cành và lá có lông nhám màu nâu, mọc dày sần sùi; lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục, mặt trên ráp, mặt dưới nhiều lông mềm; có 5-7 gân nổi rõ, mép nguyên. Hoa to có phấn, màu hồng tím, thường mọc 2-3 đóa ở đầu cành. Quả hình trứng, có lông. Để làm thuốc, thu hái toàn bộ cây dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.

photo-1705505851784-1705505852418698588083-0-0-430-688-crop-17055059053531338664246-3584.jpeg
Toàn bộ cây mua đều có thể sử dụng làm thuốc.

Theo Đông y:

- Thân, cành và lá mua: Có vị chua, chát; tính mát. Có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng (làm tan máu ứ, hóa tích trệ, tiêu sưng); trừ phong thấp; thanh nhiệt giải độc, cầm máu, trị tiêu chảy và đi lỵ.

- Quả mua: Có vị nhạt, tính bình; dùng chữa tử cung xuất huyết, phụ nữ thiếu sữa.

- Rễ mua: Có vị chát, tính bình. Có tác dụng kiện tỳ chỉ tả, chỉ huyết hóa ứ. Dùng chữa chứng tiêu hóa kém, đau dạ dày, tả lỵ, tiện huyết, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp, chấn thương tụ máu đau nhức, ...

2. Bài thuốc từ cây mua trong phòng chữa bệnh

- Chữa vết thương phần mềm tụ máu và sưng tấy: Lá mua tươi giã nát, chế thêm chút giấm, chưng nóng, đắp vào nơi tổn thương.

- Chữa ngộ độc sắn: Cành lá hoặc rễ mua tươi 80-100g. Sắc nước uống.

- Giảm đau khớp gối: Cành lá mua 25g, dây kim ngân 12g; sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.

photo-1705505852973-17055058530681788493144-8548.jpeg
Rễ mua khô chữa phong tê thấp, đầu gối sưng đau.

- Tử cung xuất huyết: Quả mua 20g, sao đen, sắc với nước uống.

- Kinh nguyệt ra máu quá nhiều: Rễ mua khô 50g, sắc với nước, chia uống trong ngày.

- Chữa phong tê thấp : Rễ mua khô 50g, hạ khô thảo 15g, rượu 50ml; sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa tắc tia sữa: Lá mua tươi 50g, thịt lợn nạc 100g; hầm lên ăn.

- Thiếu sữa: Quả mua 20g (có thể thêm xuyên sơn giáp 9g, thông thảo 6g), chân giò lợn 1 cái; hầm chín, chia ăn trong ngày.

- Chữa lỵ trực khuẩn, viêm ruột cấp: Rễ mua khô 120g, nước 600ml; sắc còn 100ml, uống hết một lần hoặc chia thành 2 phần uống trong ngày.

- Chữa nhọt ở vành tai hoặc ống tai ngoài (nhĩ ung): Lá mua tươi 30g, tai lợn một cái; sắc nước uống.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.