Bàn chuyện dời ga Sài Gòn sau sự cố cầu Ghềnh

Sau vụ sập cầu Ghềnh, nhiều ý kiến cho rằng nên dời luôn ga Sài Gòn ra ngoại ô thành phố để giảm tình trạng kẹt xe.

“Ý kiến nào cho rằng nên dời ga ra hẳn ngoại ô thành phố chắc chắn là những người dân không có chuyên môn về quy hoạch đô thị và vận tải”, giảng viên Hà Ngọc Trường - Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP HCM chia sẻ như vậy khi đề cập hiện có một luồn ý kiến mong muốn di dời ga Sài Gòn.

Nhà ga đều nằm ở trung tâm thành phố

Mở đầu câu chuyện, thầy Trường, giảng viên thỉnh giảng cao cấp của chuyên ngành Đường sắt – Metro trường ĐH Giao thông vận tải TP HCM khẳng định, ga Sài Gòn không thể dời ra Biên Hòa và thậm chí là cả ngoại ô TP. Theo ông, chuyện quy hoạch nhà ga là vấn đề lớn, đã được Bộ GTVT và Chính phủ quyết định, phê duyệt từ năm 2013.

Ga bắt buộc phải nằm ở trung tâm TP, đây là quy hoạch phổ quát trên thế giới. Nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của người dân ở trung tâm là rất lớn, nếu dời ga ra ngoại ô thì rất khó khăn, lượng khách chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. Minh chứng khi sập cầu Ghềnh, hành khách phải chuyển tải ôtô xuống Biên Hòa, lượng khách ngay lập tức giảm mạnh.

Một số người dân muốn đưa ga Sài Gòn ra ngoại ô để giảm gánh nặng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, để đưa 1.000 người ra ngoại ô đến đi một chuyến tàu từ trung tâm thành phố thì cần khoảng 30 xe buýt. Một ngày có trung bình 10 chuyến tàu thì có hơn 300 chuyến xe buýt. "Làm vậy đôi lúc lại ùn tắc giao thông ở các cửa ngõ thành phố hơn", thầy Trường phân tích.

Ngoài ra đường sắt đô thị quốc gia phải liên hoàn với nhau mới bảo đảm phục vụ khách, bởi vì không chỉ có những người từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung mà còn phục vụ cả hành khách ở miền Đông, miền Tây. Tàu đưa hành khách vào càng gần trung tâm thành phố càng tốt.

Nhân viên ga Biên Hòa làm việc cật lực khi
Nhân viên ga Biên Hòa làm việc cật lực khi "bất đắt dĩ" phải đón một lượng khách rất lớn do sự cố sập cầu Ghềnh.

Đồng tình, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, cho rằng, quy hoạch đô thị là một bài toán khó. Các chuyên gia, Bộ GTVT, Chính phủ đưa ra mổ xẻ, cái được cái mất mới quyết định giữ ga Sài Gòn ở trung tâm.

Ga ở trung tâm thành phố không những giải quyết bài toàn vận tải lớn hành khách mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, quốc phòng của TP HCM, đô thị lớn nhất Việt Nam.

"Chúng ta không nên ngụy biện cho vấn đề ùn tắc giao thông để di dời ga Sài Gòn ra ngoại ô, vấn đề kẹt xe sẽ trầm trọng hơn khi một lượng lớn xe buýt vận chuyển hành khách từ trung tâm ra ngoại ô để lên tàu", tiến sĩ Sanh cảnh báo.

Theo ông, cái quan trọng ở đây chính là phải tìm cách để khai thác, thay đổi kịp thời vận tải đường sắt tốt hơn, sắp xếp lịch tàu chạy hợp lý hơn. Còn vấn nạn ùn tắc giao thông cần phải có giải pháp tổng thể hơn như giảm xe cá nhân, phát triển hệ thống giao thông công công có sức chở lớn, an toàn và nhanh.

Hoàn thiện các tuyến metro là việc làm cấp thiết

Ông Lâm Thiếu Quân (đại biểu HĐND TP HCM) cho rằng, phương án thuận lợi nhất là chuyển ga Sài Gòn ra khu vực Bình Triệu (quận Thủ Đức) để tận dụng đường Phạm Văn Đồng mới xây xong. Đồng thời, cần mở rộng tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13 từ nút giao thông Ngã tư Hàng Xanh ra Bình Triệu, xây thêm cầu ở bán đảo Thanh Đa.

Ga Sài Gòn hiện tại vẫn giữ nguyên làm ga trung tâm vận chuyển hành khách khi xây dựng xong đường sắt trên cao từ Bình Triệu vào trên mặt bằng tuyến đường sắt có sẵn. Như vậy, ga Sài Gòn cũng có tính kết nối với tuyến Metro số 2 Bến Thành – Tham Lương để lên cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố.

Hành khách lên tàu ở ga Sài Gòn.
Hành khách lên tàu ở ga Sài Gòn.

Giảng viên Hà Ngọc Trường cho rằng, hiện mật độ xe lưu thông ở thành phố ngày càng tăng, đặc biệt là ôtô cá nhân. Từ ga Bình Triệu vào ga Sài Gòn hiện hữu cần làm ngay đường sắt trên cao. Hiện, Thủ tướng đã phê duyệt dự án đường sắt trên cao từ Bình Triệu – Hòa Hưng và vẫn giữ ga Sài Gòn làm điểm kết nối tuyến đường sắt quốc gia.

“Mục tiêu của đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị phải kết nối với nhau để phục vụ người dân đi lại thuận lợi nhất. Vì thế giữ ga Sài Gòn lại điều chắc chắn giúp cho 2 tuyến đường sắt này kết nối thuận lợi”, thầy Trường cho hay.Chia sẻ về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị học, nhận định, cốt lõi vấn đề là tìm giải pháp để giảm ùn tắc giao thông. Ông Hòa nói: “Thành phố phải dồn toàn lực để xây dựng được các tuyến Metro càng nhanh càng tốt, đặc biệt 2 tuyến số 1 và 2. Khi ấy mới giảm được vấn nạn ùn tắc giao thông và bài toán ga Sài Gòn cũng sẽ dễ giải hơn. Nếu được làm luôn tuyến đường sắt trên cao từ ga Bình Triệu và Sài Gòn, giảm đi 14 nút cắt ngang do đường sắt gây ra”.

Giảng viên trường ĐH Bách khoa ĐH Quốc gia TP HCM cho rằng, chuyện dời ga Sài Gòn ra Bình Dương và Biên Hòa là đều chắc chắn không được. Với một đô thị lớn như TP HCM bắt buộc phải có ga tàu ở trung tâm TP.

Tuy nhiên với mật độ giao thông tăng mạnh hiện nay, việc dịch ga Sài Gòn ra Bình Triệu, ngay nút giao thông Quốc lộ 13 giao với vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi cũng là một giải pháp hay nếu đầu tư các tuyến xe buýt, hạ tầng kết nối. Đây là điểm giao, người dân các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai đều đến được.

Theo Zing.vn

tin mới

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

(Baonghean.vn) - Huyện Thanh Chương tổ chức 84 khu vực bỏ phiếu tại 16 xã, thị trấn thực hiện sáp nhập, với tổng gần 56.000 cử tri được chốt danh sách cử tri lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

(Baonghean.vn)- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4; 100% cử tri tham gia bỏ phiếu về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 tại huyện Nam Đàn; Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An… Đây là một số nội dung đăng trên baonghean.vn ngày 4/5.

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) -Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

(Baonghean.vn) - Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VneID; Công bố tuyển sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025; Tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trên biển do chìm tàu; Đàn lợn hàng chục con bị điện giật chết trong đêm…

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu, từ ngày 1/7/2024 việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến phải chạy trên tài khoản VNeID nên các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, tăng cường công tác tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ lợi ích để thực hiện.

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ; Lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương... là những nội dung chính trong ngày.

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Nghệ An ước đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng từ du lịch; Các lực lượng túc trực hiện trường ngăn đám cháy tái rừng tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương bùng phát… là những tin tức nổi bật trong ngày.

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn lao động, tạo lập môi trường an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động là những mục tiêu quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng. Doanh nghiệp cần trân trọng, quan tâm đầu tư, chia sẻ thành quả với người lao động, nuôi dưỡng nguồn “vốn quý” này.

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

Điện Biên trong ký ức của những cựu chiến binh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An là địa phương giàu truyền thống cách mạng, có nhiều cựu chiến binh từng chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Họ đều đã tuổi cao, những mảnh ký ức cũng đã vơi đi nhiều, nhưng vẫn luôn tự hào khi là chứng nhân lịch sử của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/4

(Baonghean.vn) - Hơn 5.000 du khách vượt nắng về Khu di tích Quốc gia Truông Bồn trong ngày giải phóng miền Nam; Chen chân đến các điểm vui chơi, mua sắm tại thành phố Vinh dịp lễ; Thợ điều hòa "hái" tiền triệu mỗi ngày dịp nắng kỷ lục… là những thông tin nổi bật ngày 30/4.

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

Kết quả lấy ý kiến cử tri tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Theo quy định, việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính phải đảm bảo trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý. Kết quả lấy ý kiến cử tri Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại 6 xã thuộc diện sáp nhập ở Hưng Nguyên đạt từ 83,11% đến 99,36%.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/4

(Baonghean.vn) - Hôm nay, 29/4 nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiệt độ lên đến 43 độ C. Nắng nóng tác động rất lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

Nỗ lực cao trong thu hút FDI vào Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy những kết quả đạt được trong 2 năm qua khi liên tiếp đứng trong tốp 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh Nghệ An đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng một điểm đến đáng tin cậy và hiệu quả của các nhà đầu tư nước ngoài.