Báo Ukraine: Nghịch lý phương Tây với vỏ bọc 'gã khổng lồ' công nghiệp quân sự

Mỹ Nga (Theo Inosmi, Strana)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tờ Strana (Ukraine), ở nước này, dư luận cho rằng, thật nghịch lý khi phương Tây luôn tạo ra hình ảnh về một “gã khổng lồ” công nghiệp, nhưng lại không thể sản xuất vũ khí với số lượng cần thiết.

lính ukraine nhập lựu đạn ảnh afp
Lính Ukraine nạp đạn cho lựu pháo M777 trên chiến trường miền Đông Ukraine hồi tháng 11/2022. Ảnh: AFP

Theo Strana, gần đây, một trong những vấn đề chính trong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine là khả năng hạn chế của lực lượng dự bị quân sự của các nước NATO, và liên minh không có khả năng thúc đẩy tăng sản lượng vũ khí.

Một ví dụ gần đây là sự gián đoạn trong kế hoạch sản xuất 1 triệu quả đạn pháo của EU cho Ukraine. Vấn đề này đã được cả Ngoại trưởng Dmitry Kuleba và Bộ trưởng Quốc phòng Đức thừa nhận.

Tuy nhiên, đối với nhiều người Ukraine, tình trạng này có vẻ nghịch lý. Mỹ và EU được xem là những siêu cường công nghiệp. Về mặt lý thuyết, có thể dễ dàng sản xuất, không chỉ hàng triệu, mà là hàng tỷ quả đạn pháo. Và dường như, không có câu hỏi khó nào trong vấn đề tài chính. Ngoài ra, việc mở rộng sản xuất quân sự đồng nghĩa với việc tạo ra việc làm mới, và tăng trưởng kinh tế.

Strana đặt ra câu hỏi, vậy vấn đề đối với phương Tây, khi tăng cường sản xuất quân sự là gì? 40 năm trước, sẽ không có gì có thể làm khó đối với tổ hợp công nghiệp quân sự của các nước NATO để đảm bảo số lượng vũ khí cần thiết cho một cuộc xung đột. Nhưng kể từ thời điểm đó, nền kinh tế phương Tây đã thay đổi rất nhiều.

Thứ nhất, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Liên Xô, sản lượng quân sự ở các nước NATO giảm mạnh. Quan điểm là sẽ không còn những cuộc chiến tranh như Thế chiến II nữa. Vì vậy, chỉ tập trung phát triển vào vũ khí chính xác và các lực lượng vũ trang có tính chuyên nghiệp cao, đủ để tham gia vào các cuộc xung đột như ở Kosovo, Iraq, Afghanistan hoặc Syria.

Thứ hai, trong những thập kỷ gần đây, quá trình phi công nghiệp hóa đã đạt được động lực ở phương Tây. Người ta tin rằng, các nước EU và Mỹ đang chuyển sang trình độ phát triển hậu công nghiệp cao hơn. Trên cơ sở đó, các kế hoạch dài hạn về đầu tư và phát triển kinh tế nói chung đã được thiết lập.

Do vậy, vào năm 2022, thúc đẩy sản xuất vũ khí trở thành nhiệm vụ khó khăn đối với phương Tây.

Đồng thời, sản xuất vũ khí đòi hỏi hàng nghìn tỷ Đô la và Euro của chính phủ, trong khi đó, đây không phải là hàng hóa thông thường. Phần lớn trong số đó sẽ không được bán trên thị trường tự do, mà sẽ được chuyển miễn phí cho Ukraine và các đồng minh phương Tây khác. Một phần khác sẽ được bổ sung vào kho hàng của quân đội của họ. Trên thực tế, đây sẽ là một “đợt xả tiền” khổng lồ, có thể phá hủy nỗ lực nhằm ổn định khu vực tài chính.

Strana cho rằng, đây là vấn đề chính của các nước phương Tây, vốn đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: lạm phát tăng cao, và mối đe dọa quân sự. Phương Tây dường như không biết phải làm gì trong tình huống như vậy. Do đó, khởi động sản xuất quân sự hết công suất, bất kể hậu quả kinh tế vĩ mô. Hoặc cố gắng đóng băng xung đột ở Ukraine trong giai đoạn này, ngăn chặn leo thang xung đột ở Israel, và bắt đầu giải quyết các vấn đề với tổ hợp công nghiệp-quân sự.

Theo Strana, khó khăn trong việc lựa chọn giữa các phương án này là trở ngại chính cho việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Điều gì xảy ra tiếp theo phụ thuộc vào quyết định chiến lược của phương Tây về vũ khí./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.