Bị ốm nên ăn gì và tránh ăn gì?

Theo Thiên Châu (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến nhiều người bị ốm. Tham khảo các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị ốm để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất.

Khi bị ốm, bạn cảm thấy yếu ớt kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau nhức hoặc chỉ đơn giản là sổ mũi, đau họng và cảm lạnh, việc áp dụng chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bạn sớm hơn.

Cùng với đó, những loại thực phẩm không phù hợp cũng làm suy yếu khả năng chống lại virus hoặc vi khuẩn của hệ thống miễn dịch. Tham khảo những thực phẩm nên ăn khi bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị bệnh và những thực phẩm nào cần tránh hoàn toàn.

1. Khi bị ốm nên ăn thực phẩm giàu vitamin C nhưng tránh đồ uống có tính acid

Các loại thực phẩm có múi như cam, chanh và bưởi rất giàu vitamin C có thể là sự tăng cường tuyệt vời cho hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại cảm lạnh thông thường. Đối với nhiều người, các loại nước cam quýt giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian của các triệu chứng cảm lạnh.

a1-6569.jpg
Nước cam chanh giàu vitamin C giúp hỗ trợ miễn dịch khi bị ốm.

Nhưng nếu bạn bị các bệnh dạ dày, độ acid cao trong một số loại trái cây và nước trái cây này có thể làm cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy hạn chế uống nước cam chanh nếu cảm thấy khó chịu ở dạ dày hoặc nếu bạn bị nôn.

Nên nhớ, không chỉ trái cây có múi mới chứa vitamin C. Các loại trái cây như ổi, nho đen, kiwi, vải thiều, dâu tây, ớt (đặc biệt là ớt chuông đỏ), khoai tây và một số loại rau họ cải như bắp cải, cải xoong, rau bina và bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin C.

2. Ăn súp gà nóng nhưng tránh đường và đồ ngọt

Tại sao súp gà lại trở thành món ăn chủ yếu khi chúng ta cảm thấy không khỏe? Súp gà nóng mang đến một bữa ăn tuyệt vời, cung cấp chất dinh dưỡng và calo cho bạn khi bị ốm, đồng thời giữ cho bạn đủ nước và bớt cảm giác ngột ngạt. Món ăn này dễ tiêu hóa và cung cấp protein nạc cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ cơ thể khi bị ốm.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy chất lỏng nóng, đặc biệt là súp gà nóng giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn chất nhầy để làm sạch khoang mũi. Chất lỏng ấm cũng có tác dụng làm dịu cơn đau họng.

a2-6632.jpg
Món súp gà nóng dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.

Mặt khác, việc thay đổi món mặn này bằng các loại đồ ăn nhanh tiện lợi như bánh quy, kẹo hoặc các loại đồ ngọt khác có thể gây tác dụng ngược. Khi cơ thể bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, nạp quá nhiều đường ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa dạ dày và khiến hệ thống miễn dịch của bạn phải làm việc nhiều hơn. Kết quả là, bạn càng cảm thấy mệt và lâu khỏi bệnh hơn.

3. Uống trà nóng nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine và rượu

Bác sỹ chuyên khoa I. Tăng Mạnh Hoạt - Bệnh viện Quân y 4 cho biết: Khi gặp các triệu chứng cảm lạnh và cúm, điều quan trọng là phải uống đủ nước. Một cốc trà thảo mộc nóng có tác dụng giải khát và hít thở hơi nước của chúng có thể giúp làm sạch chất nhầy trong xoang.

Uống trà nóng là một lựa chọn tốt khi bạn bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi. Trà gừng nóng sẽ giúp làm dịu cơn đau họng và làm thông mũi cũng như giữ ấm cơ thể. Gừng cũng là một thực phẩm tuyệt vời để làm dịu cơn đau dạ dày. Các loại trà thảo mộc như trà quế, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà táo đỏ cũng là những lựa chọn tốt do chứa chất chống oxy hóa giúp giảm một số triệu chứng cảm lạnh.

a3-5805.jpg
Các loại trà nóng hỗ trợ trị cảm lạnh rất tốt.

Tuy nhiên, hãy sử dụng các loại trà nóng có hàm lượng caffeine thấp hoặc không chứa caffeine. Theo BS. Tăng Mạnh Hoạt, cà phê có thể gây mất nước, khiến tình trạng tắc nghẽn mũi xoang trở nên trầm trọng hơn.

Nếu bạn đang cố gắng bổ sung nước bằng đồ uống chứa caffeine như soda hoặc cà phê, những đồ uống này có thể có tác dụng ngược lại. Hàm lượng natri cao trong nhiều loại đồ uống này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chống lại virus hoặc vi khuẩn của hệ thống miễn dịch.

Một số đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như trà xanh có chứa chất chống oxy giúp tăng cường miễn dịch và hữu ích khi bạn sử dụng ở mức độ vừa phải.

Ngay cả khi bạn uống đến 8 ly nước mỗi ngày, chỉ một ly rượu cũng có thể làm gián đoạn quá trình hydrat hóa của bạn. Do đó, uống một vài ly khi bạn bị cảm lạnh chắc chắn làm gián đoạn quá trình chữa bệnh. BS. Hoạt cho biết, uống rượu gây mất nước và kích hoạt phản ứng viêm, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Do đó, người bị cảm lạnh hoặc đang ốm nên tuyệt đối kiêng rượu và đồ uống có cồn.

4. Ăn trái cây và rau quả tươi nhưng tránh thực phẩm chế biến sẵn

a4-170.jpg
Bữa ăn nhẹ với các loại trái cây sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Bạn sẽ cảm thấy không muốn mất nhiều công sức để rửa và sơ chế trái cây, rau củ khi trong người không khỏe, nhưng hãy nhớ những thực phẩm tươi ngon này chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin mà cơ thể bạn cần để phục hồi. Chọn các loại trái cây và rau quả có màu đậm như quả việt quất, quả nam việt quất, quả mâm xôi, nho đen, rau cải xoăn và rau bina... chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể đang bị ốm.

Khi bị ốm, hãy tránh ăn vặt bằng thực phẩm qua chế biến như khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp và những thực phẩm chứa nhiều muối. Những thực phẩm này không có lượng đường cao như kẹo bánh hoặc đồ ngọt nhưng chúng chứa nhiều muối và natri cùng với các chất bảo quản khác làm chậm quá trình khỏi bệnh./.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.