Một số loại trà thảo dược hỗ trợ giấc ngủ

Theo Vũ Thị Tuyết Mai (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cuộc sống hiện đại nhiều căng thẳng khiến không ít người không có giấc ngủ ngon. Bạn có thể thử sử dụng một số loại trà thảo dược để cải thiện giấc ngủ.

Trà hoa cúc (chrysanthemum tea) là loại trà thảo dược làm từ hoa khô của cây hoa cúc được sử dụng khá nhiều. Loại trà này được làm từ một trong những thành viên của họ cúc như cúc La Mã, bạch cúc, cúc tiến vua…

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa là apigenin, có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giảm căng thẳng và gây buồn ngủ. Ngoài ra, trong hoa cúc còn có các hoạt chất khác như flavonoid, terpenoid có đặc tính giảm đau, kháng viêm…

Tác dụng làm dịu của trà hoa cúc có thể giúp điều trị trầm cảm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp cải thiện làn da, chống lão hóa. Nó còn có lợi ích đối với trường hợp có vấn đề ở đường tiêu hóa như khó tiêu và đầy hơi. Trà hoa cúc cũng có tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

tra-hoa-cuc-1712297706889223045361-4440.jpg
Trà hoa cúc hỗ trợ giúp ngủ ngon.

Cách pha trà hoa cúc khá dễ, chỉ cần thả khoảng 5 bông hoa cúc vào cốc, đổ nước đun sôi và ngâm khoảng 5 - 7 phút là có thể dùng được. Bạn có thể thêm một chút mật ong theo sở thích để thêm vị ngọt thơm.

Tuy nhiên, khi sử dụng trà hoa cúc cần lưu ý vì có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc an thần… Do đó nếu bạn đang phải uống bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà hoa cúc như là một liệu pháp hỗ trợ giấc ngủ hằng ngày.

Trà thảo dược từ cây mộc lan

Trong y học cổ truyền, búp non, vỏ và thân cây mộc lan sấy khô được sử dụng như một liệu pháp tự nhiên để hỗ trợ các trường hợp mất ngủ có giấc ngủ sâu hơn.

Trong cây mộc lan chứa chất magnolol, honokiol - là những chất có tác dụng an thần. Đặc biệt là trà mộc lan có thể sử dụng được cho cả phụ nữ sau sinh để cải thiện tình trạng mất ngủ do trầm cảm và giúp giảm thiểu tình trạng rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Cách pha trà mộc lan khá đơn giản, bỏ túi lọc có chứa trà và đổ nước đun sôi. Ngâm khoảng 5 - 7 phút là được.

Trà tâm sen

Từ lâu chúng ta đã biết tâm sen có tác dụng hỗ trợ tình trạng mất ngủ và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Theo y học cổ truyền, tâm sen được xem như một loại thảo dược có tính hàn, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, an thần và ổn định tâm trạng, tạo cảm giác buồn ngủ. Còn theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, tâm sen có chứa các hoạt chất alkaloid, nuciferin. Các chất này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, giúp thư giãn và kích thích sự giãn nở của mao mạch, từ đó góp phần ổn định huyết áp. Với những tác dụng này, tâm sen có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm giảm các triệu chứng lo âu, mệt mỏi.

Cách pha trà tâm sen: Có thể dùng túi lọc để đựng tâm sen, đổ nước đun sôi vào cốc đã thả túi chứa tâm sen. Ngâm khoảng 5 - 7 phút là có thể dùng được. Trà tâm sen không cần dùng thêm đường hoặc mật ong. Khi mới bắt đầu uống sẽ thấy vị đắng, nhưng sau đó bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt khá dễ chịu.

Trà hoa oải hương

Hoa oải hương là nguyên liệu trong các công thức mỹ phẩm như nước hoa, tinh dầu xịt thơm phòng, sữa tắm. Tinh dầu hoa oải hương được xịt vào gối ngủ như một liệu pháp giúp làm dịu, thư giãn và đem lại giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, trà hoa oải hương (lavender tea) được làm từ hoa của cây oải hương sấy khô, từ lâu đã được sử dụng để giúp dễ ngủ, giảm đau đầu và căng thẳng.

Cách pha trà hoa oải hương: Xúc 1 thìa uống trà hoa oải hương bỏ vào cốc, đổ nước đã đun sôi. Ngâm khoảng 7 phút là được. Có thể thêm chút mật ong theo sở thích để tăng vị thơm ngon.

hoa-oai-huong-17122978344292074276530-6145.jpg
Trà từ hoa oải hương.

Trà lạc tiên

Trà hoa lạc tiên, được làm từ lá và hoa của cây lạc tiên. Trong hoa lạc tiên có chất flavonoid, chất này liên kết với các thụ thể benzodiazepine trong não, có thể giúp giảm lo lắng. Trà lạc tiên được xem là một biện pháp tự nhiên giúp điều trị vấn đề về rối loạn giấc ngủ và lo âu.

Trà có thể được pha từ lá, hoa lạc tiên tươi hoặc khô. Ngoài sử dụng dưới dạng trà, búp lạc tiên còn được dùng như một loại rau ăn cũng giúp hỗ trợ giấc ngủ. Chiết xuất từ hoa lạc tiên còn được ứng dụng trong các sản phẩm thảo dược khác như siro cũng mang lại hiệu quả làm giảm cảm giác lo lắng và giúp dễ ngủ.

Trà táo đỏ + kỷ tử

Táo đỏ và kỷ tử là hai vị thuốc được ứng dụng khá nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc, thực phẩm và trà thảo mộc.

Trong táo đỏ và kỷ tử có chứa các chất chống oxy hóa, flavonoid và acid amin. Các chất này giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, xoa dịu cơn đau và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Cách pha trà táo đỏ kỷ tử vô cùng đơn giản. Lấy 3 - 5 trái táo đỏ + 1 muỗng uống trà hạt kỷ tử. Rửa qua nước đun sôi để nguội rồi bỏ vào cốc. Đổ nước sôi và ngâm khoảng 10 phút là có thể dùng được.

Có thể kết hợp táo đỏ + kỷ tử + trà hoa cúc để tăng thêm vị thơm ngon.

Ưu - nhược điểm khi sử dụng trà thảo dược

Ưu điểm: Được làm từ nguyên liệu tự nhiên, khá an toàn và hương thơm nhẹ nhàng, trà thảo dược có thể mang đến sự thư thái và giúp thuận lợi cho việc chìm vào giấc ngủ. Vì thế uống một ly trà ấm nóng trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ có thể giúp não bộ thư giãn và thúc đẩy thói quen ngủ tốt hơn.

Nhược điểm: Uống nhiều trà sẽ có tác dụng lợi tiểu, uống gần giờ ngủ có thể dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, từ đó lại gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trà thảo mộc chỉ hỗ trợ cho các trường hợp khó ngủ, rối loạn giấc ngủ nhẹ và không mang lại hiệu quả cho những trường hợp mất ngủ kéo dài; không thay thế phương pháp điều trị bệnh mất ngủ.

tra-giup-ngu-ngon-17122979613792142185499-9908.jpg
Các loại trà thảo mộc có thể hỗ trợ giấc ngủ nhưng không thay thế được phương pháp điều trị.

Những điều cần lưu ý khi uống trà thảo mộc

Mặc dù được làm từ các loại thảo mộc tự nhiên nhưng trong các loại trà đều có các hoạt chất có thể tương tác với một số thuốc điều trị bệnh. Do đó, đối với các trường hợp đang phải dùng thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị trầm cảm, tim mạch; các trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Trước khi sử dụng trà như là một liệu pháp hỗ trợ giấc ngủ, nên sử dụng một số biện pháp khác như thiền, tập yoga, đọc sách… Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của trà thảo mộc trước khi mua. Hầu hết các loại trà thảo mộc không được quản lý nghiêm như dược phẩm.

Do đó nếu mua phải sản phẩm của nơi sản xuất không bảo đảm có thể gặp phải bất lợi bởi các chất phụ gia… Không nên uống trà thảo mộc thay nước lọc và tránh uống trà ngay sau bữa ăn. Nên uống trà thảo mộc vào ban ngày hoặc trước khi đi ngủ tối thiểu 2 giờ. Khi mới bắt đầu uống trà, chỉ nên sử dụng liều lượng thấp, dần dần tăng để cơ thể thích nghi./.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?