Biến tướng giải hạn đầu năm

(Baonghean) - Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp tâm thức tự ngàn đời nay của người Việt. Ngoài việc đi lễ cầu may, không ít gia đình làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm mong muốn một năm mới an lành. Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa nhân văn đó, có không ít chuyện biến tướng dẫn đến lãng phí, tốn kém và nhuốm màu mê tín dị đoan.

Tại TP Vinh và các vùng phụ cận có những chùa, đền lớn như Tổ đình Cần Linh (phường Cửa Nam), chùa Ân Hậu (Nghi Đức - Nghi Lộc), đền Ông (phường Hồng Sơn), đền Ông Hoàng Mười (Hưng Thịnh - Hưng Nguyên). Những nơi này thường được người dân gửi gắm những ước nguyện cầu điều may mắn, xóa bỏ vận hạn cho bản thân và gia đình trong suốt cả năm. Đa phần việc cúng sao giải hạn diễn ra vào các ngày mùng 4, mùng 6 Tết và đặc biệt là vào ngày mùng 8. Ngoài ra, nhiều nơi cũng cúng sao giải hạn vào các ngày 12, 14, 15, 16… tháng Giêng.

Một ngày trước Rằm tháng Giêng, chúng tôi có mặt tại chùa Ân Hậu (xã Nghi Đức, TP. Vinh). Mặc dầu trời đã sang chiều, nhưng tại nơi tiếp đón vẫn khá đông người chờ đến lượt đăng ký làm lễ cầu an cho cả năm và dâng sao giải hạn. Chị Nguyễn Thị Xuân (Hưng Phúc - TP Vinh) đăng ký cho cả gia đình làm lễ vào ngày thứ 7 (14 tháng Giêng) cho biết: Năm nào gia đình chị cũng đăng ký làm lễ ở chùa, cầu an cho một năm an lành, chi phí cho lễ dâng sao giải hạn của nhà chị là tùy tâm. Bởi vậy, chị gửi nhà chùa mỗi người trong gia đình 20.000 đồng, cả nhà 5 người hết 100 ngàn đồng. Thủ tục làm lễ cầu an và giải hạn ở chùa khá đơn giản. Sau khi ghi tên và nộp lệ phí thì vào giờ quy định của các ngày nói trên, những ai bị sao nào chiếu thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hóa vàng là hoàn tất. Còn tại Tổ đình Cần Linh, mức đóng tiền làm lễ cầu an có cao hơn, 100 ngàn đồng mỗi người. Riêng những ai năm nay có sao xấu thì thêm tiền cho mua đồ lễ, mua hình nhân thế mạng sẽ tốn thêm khoảng 50.000 đồng. Bà Lê Ngọc Lan (Cửa Nam) cho biết: “Mọi năm tôi đều đến chùa để cúng sao giải hạn cho con cháu mình. Năm nào tôi cũng đại diện gia đình đi cúng, chỉ mong một năm làm ăn không gặp vận đen, cả nhà khỏe mạnh”. Tại những ngôi chùa này, việc cúng sao giải hạn được thực hiện khá nghiêm túc và bài bản nên không có cảnh chèo kéo, chào mời làm mất vẻ tôn nghiêm.

Làm lễ giải hạn đầu năm ở đền Ông (Hồng Sơn), TP. Vinh.

Tại đền Ông (phường Hồng Sơn), dịp sau Tết luôn là kỳ “bận rộn” đối với đội ngũ viết sớ, đăng ký giải hạn, cầu an. Thường trực trước cửa đền luôn có đội quân chào mời. Lúc chúng tôi vừa vào, đã có ngay 2 phụ nữ đeo túi ngang hông chạy ra níu kéo: “Chú ơi, chú đi giải hạn hay làm chi, vô đây chị làm cho!”. Trước cổng đền có khoảng chừng 5, 6 căn phòng tạm, được biết là nơi dành cho các “thầy” ở để viết sớ, làm lễ và các vấn đề liên quan. Anh bạn đi cùng tôi ngỏ ý không giải hạn mà chỉ muốn chuyển chân hương từ bàn thờ họ lên nhà, ông thầy tên Nh. bảo hết 400 ngàn đồng, mà làm lễ tại chỗ. Riêng giá cả giải hạn tại khu vực này cũng khá đa dạng, theo kiểu “nhìn mặt đặt tên”, nhìn người sang thì giá cao và ngược lại. Anh Hoàng Văn Tùng (Lê Mao -TP Vinh)  năm nay 40 tuổi, đang ghi chép các sao ứng với từng thành viên trong gia đình năm Quý Tỵ. Năm nay anh có sao Thái Bạch, nên việc đầu tiên là lễ xong ra đăng ký giải sao, cầu an cho anh và các thành viên trong gia đình, cầu mong một năm mới an lành, tránh được vận đen. Để tránh được cái “vận đen” ấy, anh Tùng đã mất 1,5 triệu đồng tiền phí và còn nhiều thứ đồ lễ lạt khác.

Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả lại không đến đền, chùa mà tổ chức giải hạn tại nhà. “Từ nay đến hết tháng Giêng, các chùa đều quá tải trong việc làm lễ dâng sao giải hạn, nên gia đình tôi đã mời thầy cúng tại nhà, không sợ bị đọc sai, sót tên, làm cẩn thận, mình yên tâm hơn”, chị Hoàng Thị Vân ở Quán Hành (Nghi Lộc) cho biết. “Mức phí cho mỗi gia đình là 200.000 đồng nếu làm lễ ở những chùa, còn làm ở điện thờ thì cao hơn rất nhiều. Cả gia đình tôi 5 người làm lễ dâng sao giải sao xấu cũng ngốn ngót nghét vài triệu đồng”, bà Đặng Thị Ngọc (Trung Đô) cho biết sau khi làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm tại một điện thờ ở Trung Đô (TP Vinh). Cũng như chị Vân và bà Ngọc, năm nay gia đình chị Phương ở Hưng Chính (Hưng Nguyên) quyết định làm lễ dâng sao giải hạn tại gia. Chị cho biết, để sắm sửa đủ lễ theo hướng dẫn của “thầy” cũng tốn kém tiền triệu. “Nhà nông nên chi tiêu cho vụ này đến tiền triệu cũng là mạnh tay lắm rồi. Xót tiền lắm chứ nhưng thôi kệ, miễn sao cả nhà mạnh khỏe, bình an vô sự là được, tiền mấy cũng không so sánh được” Chị Phương tặc lưỡi.

Để thêm phần tin cậy, đỡ lo lắng thì không ít gia chủ tìm đến các thầy vẫn lập điện thờ ở nhà. Tuy nhiên, để được cậy nhờ các thầy cúng sao giải hạn giúp thì cũng cần có kinh tế tương đối ổn. Trọn gói cho lễ giải hạn thế này khoảng từ 3 – 3,5 triệu đồng kể cả lễ. Sau đó, thường thì nếu thầy làm nhiệt tình, gia chủ biếu thêm thầy từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Một số trường hợp ngoài giải sao, các thầy còn có những lời phán khiến cả gia chủ bàng hoàng, chạy đôn chạy đáo lo tiền theo yêu cầu của thầy. Thầy còn phán nhà gia chủ phải đập cửa bên này, chuyển cổng bên kia, chuyển hướng ban thờ thì mới có “lộc”... Nhiều người có kinh tế khá giả còn nhờ 2 thầy cho chắc. Thế nên mức chi phí cho thủ tục giải hạn đầu năm có nhà lên đến cả chục triệu đồng.

Tuy nhiên, Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Ân Hậu khuyên người dân không nên tốn kém, lãng phí mất tiền làm lễ. Bởi Phật là tại tâm, con người có tâm, Phật luôn linh hiển. Tích cực làm điều thiện sẽ được báo thiện, ngược lại, ác giả ác báo. Không có chuyện sao xấu hay sao tốt chiếu mệnh con người.

Thực tế khi được hỏi về việc làm lễ dâng sao giải hạn, nhiều người cho rằng đó chỉ là giải quyết vấn đề tâm lý. Còn nếu như bản thân có suy nghĩ và hành vi xấu thì có tốn kém công sức, tiền của bao nhiêu cũng không cắt được sao xấu, không giải được hạn. Việc lễ chùa, cần nhất là thành tâm, bởi vậy đừng trọng lễ lạt duy tâm quá mà sùng bái quá mức, bày đặt các nghi lễ rườm rà, thuê thầy cúng bái gây tốn kém tiền của.

Bài, ảnh: Trần Hải

tin mới

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.