Biểu tình chống Trump ở 70 nước

Cuộc biểu tình phản đối tân Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại hơn 70 nước ở khắp các châu lục, trong đó có cả Nam Cực. 

Một nhóm khoảng 30 người từ khắp nơi trên thế giới, trong chuyến tàu thám hiểm tại Nam Cực, biểu tình để thể hiện sự đoàn kết với phong trào Tuần hành Phụ nữ ở Washington và các cuộc "tuần hành chị em" khác ở hơn 70 nước trên thế giới. 

Trong không khí hòa bình, hơn nửa triệu người cuối tuần qua tham gia cuộc Tuần hành của Phụ nữ ở thủ đô Washington, được cho là cuộc biểu tình vào dịp tổng thống nhậm chức lớn nhất từ trước tới nay. "Chào mừng ngày đầu tiên của ngài, chúng tôi sẽ không bỏ đi", họ hô to về hướng Nhà Trắng, theo Washington Post. 

Hơn 600 "cuộc tuần hành chị em" khác diễn ra trên khắp nước Mỹ và thế giới, với ba triệu người tham gia, theo ước tính của ban tổ chức. 250.000 người tham gia biểu tình tại thành phố Chicago, 100.000 ở Los Angeles và 100.000 người ở Boston. Tại New York, 400.000 nhà hoạt động chống ông Trump tuần hành qua Tháp Trump tại Đại lộ 5, theo văn phòng thị trưởng Bill De Blasio. 

Khoảng 100.000 người cũng được huy động tại thủ đô London, Anh. Các cuộc tuần hành nhỏ hơn được tổ chức ở các nước như Australia, New Zealand, Đức, Pháp, Hungary, Thụy Sĩ, Cộng hòa Czech và Canada. 

Ban tổ chức cuộc tuần hành chính ở Washington cho biết mục đích là gửi thông điệp: "các lãnh đạo đắc cử hành động để bảo vệ quyền của phụ nữ, gia đình họ và cộng đồng của họ". 

Ông Trump hôm 22/1 lên Twitter tuyên bố về làn sóng biểu tình hòa bình, đặt câu hỏi vì sao những người này không đi bầu. Không lâu sau dòng tweet thứ nhất, tân tổng thống Mỹ đăng dòng thứ hai mang thông điệp hoà giải, cho rằng các cuộc biểu tình hoà bình là minh chứng cho nền dân chủ. "Dù tôi không phải lúc nào cũng đồng tình, tôi công nhận quyền của mọi người bày tỏ quan điểm của họ".

Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump từng xuất hiện những phát ngôn phân biệt giới tính, các cáo buộc quấy rối tình dục và những bình luận khiếm nhã về phụ nữ mà ông Trump cho là "chuyện phiếm ở phòng thay đồ".  

Các chấm màu thể hiện nơi diễn ra những cuộc tuần hành chị em bên ngoài Mỹ. Đồ họa: WashingtonPost

Các chấm màu thể hiện nơi diễn ra những cuộc "tuần hành chị em" bên ngoài Mỹ. Đồ họa: WashingtonPost.

Theo VNE

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.