Bịt kẽ hở 'săn đất' khi cổ phần hóa

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu quy định tính đầy đủ giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào giá trị để cổ phần hóa nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về các giải pháp liên quan tới vấn đề đất đai nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, đồng thời để bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hóa.

Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.

Trước đó, phần đất này do Công ty cổ phần Ngọc Sáng làm nơi tuyển quặng sắt.
Hình minh họa.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; nghiên cứu xác định đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, tính đầy đủ giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào giá trị để cổ phần hóa nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

Những nhiệm vụ trên phải thực hiện trong tháng 12/2016, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, trường hợp doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Điều 118, Luật Đất đai năm 2013, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/02/2017.

Trong thời gian chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa tiếp tục áp dụng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay còn kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác cổ phần hóa, trong đó nhiều doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm nên mặc dù có vị trí đất đai rất thuận lợi vẫn không phải đưa vào giá trị doanh nghiệp.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 vừa diễn ra, Thủ tướng đã một lần nữa giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, bổ sung các quy định để chống tham nhũng, tiêu cực trong cổ phần hóa, trong đó quy định tính giá trị lợi thế quyền được thuê đất, được giao đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc định giá không chính xác giá trị quyền sử dụng đất có nguyên nhân từ những bất cập trong khung pháp luật hiện nay.

Đó là, với đất do nhà nước giao thì giá trị quyền sử dụng đất được đưa vào giá trị doanh nghiệp, còn đất thuê thì không được đưa vào. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với Luật Đất đai 2003, không phù hợp với Luật Đất đai 2013.

Cụ thể, theo Luật 2003, không có hình thức doanh nghiệp sử dụng đất thuê trả tiền 1 lần, mà chỉ có hình thức doanh nghiệp được giao đất hoặc thuê trả tiền hàng năm. Còn theo Luật 2013 thì doanh nghiệp chỉ được giao đất với đất ở, tất cả các trường hợp còn lại là thuê đất, trả tiền 1 lần hoặc hàng năm. Theo cách hiểu hiện nay, trả tiền 1 lần thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ cấu thành giá trị tài sản, còn với đất thuê trả tiền hàng năm thì không cấu thành.

Theo ông Đặng Hùng Võ, ngay cả khi trả tiền hàng năm thì quyền sử dụng đất cũng có thể cấu thành giá trị doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, không phải ai cũng được thuê mảnh đất ấy, mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trong nhiều trường hợp, các cổ đông chiến lược tham gia đấu giá cổ phần chỉ muốn “săn đất” là chính.

Theo Hà Chính/chinhphu.vn

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.