Các hãng công nghệ đối đầu với sắc lệnh nhập cư

(Baonghean) - Sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang là vấn đề nóng hổi gây tranh cãi trong nhiều ngày qua. Đặc biệt, khi Mỹ là thiên đường của những người đam mê công nghệ trên toàn thế giới thì sắc lệnh nhập cư này cũng là mối quan tâm lớn của các hãng công nghệ...

Động thái của các công ty công nghệ 

Vào cuối tháng 9 năm ngoái, một nhóm lãnh đạo các công ty công nghệ đã bắt đầu gây quỹ ủng hộ bà Hillary Clinton với mục tiêu 100.000 USD. Tuy nhiên chiến dịch chỉ huy động được hơn 76.000 USD sau khi cuộc bầu cử qua đi. Trên thực tế, trước cuộc bầu cử, các công ty công nghệ lớn của Mỹ tại thung lũng Silicon không mấy lo lắng về việc ông Trump có trúng cử hay không. 

Cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Google tại California. 	Ảnh: New York Times
Cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Google tại California. Ảnh: New York Times

Cho đến khi Tổng thống Trump ra sắc lệnh về hạn chế nhập cư vào ngày 27 tháng trước, các công ty công nghệ mới thực sự dấn thân vào chính trị. Những tập đoàn lớn này chịu sức ép từ người lao động, khách hàng, thậm chí là những ý tưởng kinh doanh của họ. Gần 130 công ty, hầu hết nằm trong giới công nghệ đưa ra một thỏa thuận ngắn gọn vào Chủ nhật tuần qua cho Tòa án Phúc thẩm Mỹ - nơi đã từ chối khôi phục lệnh cấm sau khi một tòa án cấp dưới hủy bỏ nó. Thỏa thuận này được ký bởi một liên minh giữa các công ty lớn nhỏ bao gồm Apple, Facebook, Microsoft, Google, Tesla, Uber và Intel với cáo buộc yêu cầu của Trump là “vi phạm luật nhập cư và hiến pháp”.

Theo Sam Altman người điều hành Y Combinator - nơi ươm mầm cho những dự án khởi nghiệp,  khi quyết định chống lại quyết định của Tổng thống Trump, các công ty công nghệ này đồng thời tham gia 3 mặt trận. Thứ nhất là phản đối những chính sách có tác động xấu đến họ, tiếp theo là cố gắng tham gia cùng tổng thống với mong muốn tác động lên quyết sách của ông. Cuối cùng, các công ty này mong muốn tạo ra những công nghệ mới có thể chống lại những chính sách mà họ không ủng hộ. 

Các công ty công nghệ tham gia phản đối ông Trump bao gồm cả các tập đoàn giàu có và nổi tiếng nhất thế giới, điều này có nghĩa là họ có một đòn bẩy rất tốt. Tuy nhiên, họ cũng chính là đối tượng dễ bị tổn thương bởi những khách hàng hay nhân viên của mình. 

Nhiều công ty trong số này đã từng hy vọng đóng góp cho quyết sách của Tổng thống Trump trong một cuộc gặp mặt đầy lạc quan khi mới đắc cử vào tháng 12. Trong số này có Travis Kalanick, giám đốc điều hành của Uber đã tham gia vào hội đồng tư vấn của chính phủ. Tuy nhiên, sau khi quyết định cuối tháng trước được đưa ra, dưới sức ép của khách hàng, ông này đã rời bỏ vị trí trên. 

Lý do đối đầu

Có rất nhiều yếu tố khiến các công ty ở thung lũng Silicon phải đối đầu với sắc lệnh nhập cư Tổng thống Trump. Trong đó, lý do được biết đến rộng rãi nhất là các công ty này thường được sáng lập hay vận hành bởi những người nhập cư, nó làm cho sắc lệnh về nhập cư trở nên đối nghịch và đe dọa đến hoạt động kinh doanh. Các công ty công nghệ thường nhấn mạnh tầm quan trọng của tài năng đến từ những đất nước khác nhau. Theo Ken Shotts, giáo sư kinh tế chính trị tại Stanford, một yếu tố nữa là những người làm công nghệ thường có sự đồng thuận về chính trị rất cao, hầu như mọi người đều chung một khuynh hướng. Hơn nữa, thị trường việc làm trong giới công nghệ không dồi dào.

Các giám đốc điều hành không thể bỏ qua một khối lượng lớn lao động nhập cư có trình độ cao. Bên cạnh đó, có một ý niệm gắn với thung lũng Silicon - đó là những công việc được thực hiện ở đó nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Cho nên, việc sự cấm đoán vô lý nào đó sẽ bị soi xét tại đây, cũng như câu khẩu hiệu trước đây của Google “Không làm điều xấu” đã thể hiện mạnh mẽ cho tư duy này.

Hình ảnh Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh nhập cư.Ảnh: Time
Hình ảnh Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh nhập cư. Ảnh: Time

Kể từ khi sắc lệnh của Tổng thống Trump được ban bố, các công ty đã phải rất nỗ lực để đứng về phía các nhân viên của mình. Ví dụ như Microsoft, ban đầu chỉ đưa ra những ý kiến tương đối lửng lơ, nhưng chỉ 24 giờ sau, họ đã thẳng thắn hơn khi tuyên bố sắc lệnh là “sai lầm và là một bước thụt lùi”, thứ có thể “gây thiệt hại về giá trị cũng như danh tiếng của Mỹ”. Trên thực tế, chỉ có 76 nhân viên của Microsoft bị ảnh hưởng trực tiếp từ sắc lệnh nhập cư, nhưng sức ép đó vẫn khiến tập đoàn này quyết định phản đối phán quyết.

Nguồn gốc sâu xa của các vấn đề liên quan đến phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch... có thể xuất phát từ thông tin và những cái nhìn khác nhau trong xã hội. Trên thực tế, các giải pháp giải quyết xung đột trong lòng nước Mỹ cũng có thể xuất phát từ các công ty công nghệ này.

Năm 2016 đã chứng kiến sự tác động mạnh mẽ của công nghệ lên sự phân hóa tư tưởng trong xã hội. Những xu hướng trên mạng internet, các mạng xã hội hay các tin tức giả mạo có thể ảnh hưởng đến tư tưởng của rất nhiều người. Do đó, điều quan trọng mà các công ty tại thung lũng Silicon có thể làm đó là dùng công nghệ để giảm sự phân hóa trong một quốc gia. McClure, người ươm mầm cho 500 dự án khởi nghiệp cho rằng, Google đã giải quyết được vấn đề thư rác trong 10 năm qua, không có lý do gì họ không thể ngăn chặn được việc thu lợi từ những tin tức giả mạo.

Phan Vũ

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.