Cách dùng thuốc paracetamol hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ

Theo Thùy An (Vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ được tính tùy theo cân nặng, ví dụ bé 10 kg uống liều paracetamol 150 mg một lần.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết thuốc chứa thành phần paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Paracetamol dành cho trẻ em thường được bào chế dưới dạng gói bột và viên nhét hậu môn, với hàm lượng 80 mg, 150 mg và 250 mg. Viên nhét được dùng khi trẻ sốt li bì không uống được, hoặc bị nôn ói. 

Trẻ 1-5 tháng tuổi cân nặng 4-6 kg sử dụng liều 80 mg. Trẻ 6-12 tháng nặng 7-12 kg dùng 150 mg. Trẻ 2-9 tuổi nặng 12-24 kg liều dùng 300 mg. Trẻ cân nặng 10 kg uống một gói thuốc bột paracetamol 150 mg.

"Tuyệt đối không được dùng paracetamol quá liều có thể gây cạn kiệt glutathion của gan dẫn đến tiêu hủy tế bào gan", bác sĩ Thanh khuyến cáo. Người lớn cũng không được tự ý cho trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc hạ sốt mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết liều dùng paracetamol thông thường mỗi ngày từ 10-15 mg/kg cho một lần uống và tối đa không quá 60 mg/kg trong một ngày. Mỗi ngày uống không quá 4-6 lần, khoảng cách giữa các lần dùng 4-6 giờ.

Khi trẻ bị sốt khoảng 38,5 độ C (đo nhiệt kế ở nách), nên sử dụng thuốc để hạ sốt. Riêng trẻ nhỏ có bệnh lý về gan, vàng da do tắc mật... không dùng thuốc tại nhà và tuân thủ chỉ định thuốc của bác sĩ. Khi dùng thuốc có dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, da xanh, ngủ li bì, cần ngừng thuốc ngay và đi khám để được theo dõi điều trị kịp thời.

Thuốc phải còn hạn sử dụng. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. 

Trong tủ thuốc gia đình, phụ huynh cần dự trữ 2 loại thuốc hạ sốt khác nhau là dạng gói bột và dạng viên nhét hậu môn (nếu nhà có trẻ nhỏ). Dạng gói bột thường vị ngọt, mùi thơm của trái cây, hợp với sở thích trẻ, hiệu quả hạ sốt nhanh, chỉ khoảng 15-30 phút sau khi uống.

Theo bác sĩ Phan Hồng Sáng, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, sốt không phải bệnh mà là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, phần lớn do nhiễm trùng. Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả đều là bệnh nặng gây nguy hiểm. Đôi khi, sốt là dấu hiệu tốt bởi về mặt y học, sốt chứng tỏ cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần xác định rõ căn nguyên sốt để chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả.

"Nếu dùng quá liều thuốc hạ sốt, trẻ có nguy cơ tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong khi không can thiệp kịp thời", bác sĩ Sáng nói. Điển hình như trường hợp bé trai 2 tuổi ở Phú Thọ đang nguy kịch do uống thuốc hạ sốt paracetamol 500 mg với liều 4 viên một ngày, liên tục trong 4 ngày.

Các bác sĩ khuyên trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc bị dị ứng với thuốc, sốt 40-41 độ, cần đưa vào bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt, trẻ em bị viêm gan, vàng da do tắc mật... cấm dùng thuốc tại nhà. 

Phụ huynh nên để thuốc ngoài tầm thấy và tầm với của trẻ, tốt nhất nên cất giữ thuốc trong tủ có khóa an toàn. Bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ bú sữa mẹ.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.