Châu Âu khởi động hiệp định chống buôn lậu nội tạng người

14 nước châu Âu, trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ, đang tiến tới ký kết một hiệp định quốc tế đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực chống buôn lậu nội tạng người tại Hội nghị quốc tế chống buôn bán nội tạng người, diễn ra ngày 25/3 ở thành phố Santiago de Compostela, Tây Ban Nha.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: originalpeople.org)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: originalpeople.org)
Theo dự luật của Hội đồng châu Âu, mọi hành động lấy nội tạng khỏi cơ thể con người, khi còn sống cũng như khi đã chết mà không có sự cho phép của người đó, đều là bất hợp pháp.
Luật cũng cấm kinh doanh từ hoạt động cấy ghép nội tạng.
Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland đánh giá dự luật khi ra đời sẽ bảo vệ được các nạn nhân của nạn buôn lậu nội tạng người, các nạn nhân có quyền đòi đền bù; đồng thời tập trung vào nỗ lực minh bạch hóa ngành ghép tạng, đảm bảo sự tiếp cận công bằng với dịch vụ này cho tất cả mọi người.
Trách nhiệm phân định ranh giới giữa người hiến tạng và đối tượng buôn bán tạng được trao cho các chính quyền.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay mỗi năm có khoảng 10.000 ca ghép tạng được thực hiện trái phép trên toàn thế giới, trong đó có sự tham gia của giới tội phạm quốc tế và để lại rất nhiều nạn nhân.
Sau khi ký kết, hiệp định sẽ được chuyển cho các nước để phê chuẩn trước khi có hiệu lực.
Những nước cũng dự định ký hiệp định trên gồm có Albania, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Luxembourg, Na Uy, Moldavia, Ba Lan và Bồ Đào Nha.
Theo Vietnam+

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.