Chính trường Thái Lan qua hơn một thập kỷ sóng gió

(Baonghean.vn) - Hơn một thập kỷ qua, từ sự kiện cựu thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong năm 2006 cho đến cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra bỏ trốn ra nước ngoài, nền chính trị Thái Lan luôn bất ổn với biểu tình và chia rẽ phe phái sâu sắc.

1. Năm 2001: Thaksin Shinawatra trở thành thủ tướng

Tháng 1/2001, Đảng Thai Rak Thai(TRT) của ông Thaksin (thành lập tháng 7/1998), giành thắng lợi bầu cử. Tỷ phú viễn thông Thaksin Shinawatra giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tại Thái Lan. Ông theo đuổi các chính sách theo đường lối dân túy, được sự ủng hộ của cử tri nông thôn và tầng lớp người nghèo ở thành thị.
Tháng 1/2001, Đảng Thai Rak Thai(TRT) của ông Thaksin (thành lập tháng 7/1998), giành thắng lợi bầu cử. Tỷ phú viễn thông Thaksin Shinawatra giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử tại Thái Lan. Ông theo đuổi các chính sách theo đường lối dân túy, được sự ủng hộ của cử tri nông thôn và tầng lớp người nghèo ở thành thị. Ảnh: Getty.

2. Năm 2005: Thaksin Shinawatra tái đắc cử

Tháng 2/2005, Thủ tướng Thaksin Shinawatra tái đắc cử - ông là thủ tướng dân cử đầu tiên ở Thái Lan hoàn thành nhiệm kỳ 4 năm. Ra tranh cử lần thứ 2, ông tiếp tục giành chiến thắng với số phiếu bầu vượt trội.
Tháng 2/2005, Thủ tướng Thaksin Shinawatra tái đắc cử - ông là thủ tướng dân cử đầu tiên ở Thái Lan hoàn thành nhiệm kỳ 4 năm. Ra tranh cử lần thứ 2, ông tiếp tục giành chiến thắng với số phiếu bầu vượt trội.
3. Năm 2006: Quân đội đảo chính, Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ
Chính quyền Thaksin bị cáo buộc tham nhũng, gia đình trị. Lời kêu gọi bỏ phiếu bất thường của vị thủ tướng bị phe đối lập tẩy chay. Giữa lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra, quân đội tiến hành đảo chính lật đổ ông Thaksin vào ngày 19/12. Đây là vụ đảo chính đầu tiên tại Thái Lan trong 15 năm, và từ đây ông Thaksin bắt đầu sống lưu vong. Ảnh: Getty.
Chính quyền Thaksin bị cáo buộc tham nhũng, gia đình trị. Lời kêu gọi bỏ phiếu bất thường của vị thủ tướng bị phe đối lập tẩy chay. Giữa lúc các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra, quân đội tiến hành đảo chính lật đổ ông Thaksin vào ngày 19/12. Đây là vụ đảo chính đầu tiên tại Thái Lan trong 15 năm, và từ đây ông Thaksin bắt đầu sống lưu vong. Ảnh: Getty.
4. Năm 2008: Ông Samak Sundaravej trở thành thủ tướng
Ông Samak Sundaravej, lãnh đạo đảng Sức mạnh Nhân dân, cùng 5 đảng nhỏ khác thành lập chính phủ liên minh do ông làm thủ tướng sau cuộc bầu cử ngày 23/12/2007. Đây là cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ, thay thế chính quyền lâm thời do tướng Surayud Chulanont lãnh đạo. Ảnh: Getty.
Ông Samak Sundaravej, lãnh đạo đảng Sức mạnh Nhân dân, cùng 5 đảng nhỏ khác thành lập chính phủ liên minh do ông làm thủ tướng sau cuộc bầu cử ngày 23/12/2007. Đây là cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ, thay thế chính quyền lâm thời do tướng Surayud Chulanont lãnh đạo. Ảnh: Getty.

5. Năm 2008: Biểu tình của phe "Áo Vàng"

Những người phản đối ông Thaksin, chủ yếu là tầng lớp trung lưu trung thành với quân đội và hoàng gia Thái Lan, tiến hành các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok. Họ được gọi là phe
Những người phản đối ông Thaksin, chủ yếu là tầng lớp trung lưu trung thành với quân đội và hoàng gia Thái Lan, tiến hành các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok. Họ được gọi là phe "Áo Vàng", đối lập với phe "Áo Đỏ" là những người ủng hộ ông Thaksin. Phe "Áo Vàng" kêu gọi giải tán chính phủ. Ảnh: Reuters

Năm 2008: Abhisit Vejjajiva lên nắm quyền

Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ - phe đối lập tại Thái Lan lúc này, trở thành thủ tướng với sự hậu thuẫn của quân đội sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Trước đó, tướng Somchai Wongsawat nắm giữ chính quyền trong thời gian ngắn ngủi sau khi thủ tướng Samak bị tòa án cách chức. Ảnh: Getty.
Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ - phe đối lập tại Thái Lan lúc này, trở thành thủ tướng với sự hậu thuẫn của quân đội sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Trước đó, tướng Somchai Wongsawat nắm giữ chính quyền trong thời gian ngắn ngủi sau khi thủ tướng Samak bị tòa án cách chức. Ảnh: Internet

Năm 2010: Phe "Áo Đỏ" biểu tình

Những người ủng hộ Thaksin và gia đình Shinawatra tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok, kêu gọi ông Abhisit từ chức. Trong tháng 4 và tháng 5, biểu tình biến thành bạo loạn làm 90 người thiệt mạng. Ảnh: Getty.
Những người ủng hộ Thaksin và gia đình Shinawatra tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Bangkok, kêu gọi ông Abhisit từ chức. Trong tháng 4 và tháng 5, biểu tình biến thành bạo loạn làm 90 người thiệt mạng. Ảnh: Getty.

Năm 2011: Yingluck Shinawatra đắc cử - trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên  của Thái Lan   

Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Ảnh: Getty.
Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Ảnh: Getty.

Năm 2013: Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, khủng hoảng

Phe
Phe "Áo Vàng" biểu tình kêu gọi bà Yingluck từ chức. Họ cáo buộc nữ thủ tướng tham nhũng, lạm quyền với chương trình trợ giá gạo gây thất thoát hàng chục tỷ USD cũng như dự luật ân xá chính trị có thể cho phép ông Thaksin quay về nước mà không phải ngồi tù. Ảnh: Getty.

2014: Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị cách chức, quân đội đảo chính

Phe đối lập ngăn cản nỗ lực tổ chức bầu cử bất thường của chính phủ Yingluck. Trước các cuộc biểu tình dữ dội, Tòa án Hiến pháp đã cách chức bà Yingluck và một số bộ trưởng vào ngày 7/5.  Hai tuần sau, tư lệnh lục quân Prayuth Chan-o-cha (ảnh) tiến hành đảo chính, trở thành tân thủ tướng Thái Lan. Ảnh: Getty.
Phe đối lập ngăn cản nỗ lực tổ chức bầu cử bất thường của chính phủ Yingluck. Trước các cuộc biểu tình dữ dội, Tòa án Hiến pháp đã cách chức bà Yingluck và một số bộ trưởng vào ngày 7/5. Hai tuần sau, tư lệnh lục quân Prayuth Chan-o-cha (ảnh) tiến hành đảo chính, trở thành tân thủ tướng Thái Lan. Ảnh: Getty.

Năm 2015: Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị luận tội

Bà Yingluck bị truy tố với cáo buộc vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ giá gạo tai tiếng. Bà bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm, bị quản thúc tại gia và phải thường xuyên hầu tòa theo lệnh triệu tập. Ảnh: Getty.
Bà Yingluck bị truy tố với cáo buộc vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong chương trình trợ giá gạo tai tiếng. Bà bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm, bị quản thúc tại gia và phải thường xuyên hầu tòa theo lệnh triệu tập. Ảnh: Getty.

2016: Nhà vua Thái Lan Bhumibol băng hà

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej qua đời vào ngày 13/10 sau 7 thập kỷ trị vì. Chính quyền quân sự thông báo bầu cử dân chủ sẽ được tổ chức vào năm 2018. Ảnh:Getty.
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej qua đời vào ngày 13/10 sau 7 thập kỷ trị vì. Chính quyền quân sự thông báo bầu cử dân chủ sẽ được tổ chức vào năm 2018. Ảnh:Internet

Tháng 8/2017: Yingluck bị tình nghi bỏ trốn
 

Ngày 25/8, bà Yingluck không xuất hiện trong phiên xét xử cuối cùng mà bà phải đối diện mức án tù 10 năm. Nhiều nguồn tin cho biết có thể em gái ông Thaksin đã rời Thái Lan trước ngày phiên tòa diễn ra. Trong ảnh, những người ủng hộ bà Yingluck có mặt tại tòa án hôm 25/8. Ảnh: Getty.
Ngày 25/8, bà Yingluck không xuất hiện trong phiên xét xử cuối cùng mà bà phải đối diện mức án tù 10 năm. Nhiều nguồn tin cho biết có thể em gái ông Thaksin đã rời Thái Lan trước ngày phiên tòa diễn ra. Ảnh: Getty.

 Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.