Cộng tác viên dân số tận tụy

(Baonghean) - Là cộng tác viên dân số của xóm 2, xã miền núi cao Quế Sơn (Quế Phong) nhưng với lòng nhiệt tình, cần mẫn, chị Bùi Thị Vinh đã góp phần giúp xóm 17 năm liền không có người sinh con thứ ba trở lên.


Làm công việc cộng tác viên dân số ở miền núi chị Vinh gặp rất nhiều khó khăn, khi đi tuyên truyền, vận động đồng bào không ít lần chị đã bị chủ nhà xua đuổi, cho rằng chị đến làm phiền, chuyện sinh con để mặc gia đình quyết định, đẻ được nuôi được, lâu nay đồng bào sinh đông con đông cháu vẫn sống bình thường…

 

Có lần, chị Vinh vừa bước chân đến nhà gia đình anh Thuận (gia đình này đang sinh con một bề là gái). Hôm đó, trời rét, lại mưa rất to, khi thấy tiếng chị Vinh, ngay lập tức anh Thuận chạy ra đóng sầm cửa lại. Chị đành để lại tờ rơi ở khe cửa rồi lủi thủi ra về. Sáng hôm sau, cả gia đình chị đang ngủ thì anh Thuận đến đập cửa, trên tay cầm tờ rơi nhàu nát, mặt tức giận “Tui cấm chị không được đến nhà tui để làm việc này nữa, gia đình tui phải sinh con nữa, chưa dừng lại ở đây, chị đừng mang đến cái xấu vào nhà tui..”. Chị Vinh còn nhớ khi quay lưng ra về anh Thuận còn doạ: “nếu tiếp tục đến nhà hay gặp vợ tui thì chị đừng có trách tui ác, vợ tui mà không đẻ nữa là tại chị..”. Nhưng chị Vinh tự nhủ: Đã gắn công việc này vào mình thì phải chấp nhận tất cả, người ta đang giận mình, chưa hiểu mình thì người ta trách thôi, mình cứ kiên trì, chịu khó thì sẽ thuyết phục được.

 

Và đúng như vậy, thành công đầu tiên đến với chị đó là anh Thuận chịu nghe chị chia sẻ. Chị Vinh nói: “Với anh Thuận chị phải mất cả tháng trời đi đi lại lại. Khi nghe chị tuyên truyền, vận động anh Thuận đã hiểu ra vấn đề ”Được chị Vinh tư vấn, giúp đỡ, vợ chồng anh Thuận đã dừng lại không sinh con nữa mà tập trung nuôi dạy con cái học hành tốt hơn, hiện giờ gia đình anh Thuận đã có một trang trại rau cung cấp cho chợ Kim Sơn. Cuộc sống đã khá giả.

 

Người dân xóm 2 Quế Sơn nói riêng (xã Quế Sơn nói chung) ví chị Vinh như con o­ng chăm chỉ miệt mài hút mật cho đời. Với chị khi nhận việc gì thì phải làm hết trách nhiệm của mình và thật đam mê, luôn đi đầu, gương mẫu để gia đình, hàng xóm noi theo. May mắn cho chị là có một người chồng tốt, luôn chia sẻ cùng chị, các con ngoan và con đầu cũng đã trưởng thành. Chị Vinh không chỉ làm tốt công việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” mà chị còn đảm đương tốt nhiệm vụ của một chi hội trưởng phụ nữ thôn bản. Chị là trung tâm hoà giải các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, chòm xóm. Dồn tâm, sức cho công việc của người cộng tác viên dân số nhưng chị luôn làm rất tốt công việc gia đình. Đêm nào chị cũng thức khuya để thái chuối, băm rau nhưng sáng hôm sau chị đã thức dậy sớm để chuẩn bị cơm nước cho cả nhà đặc biệt là chăm nom chu tất mẹ chồng già yếu. Chị như một cái guồng quay không bao giờ nghỉ. Chính vì sự tận tuỵ, nhiệt tình của chị mà công tác dân số xóm 2 (Quế Sơn) 17 năm nay được duy trì tốt, không có người sinh con thứ ba trở lên.

 

Chị Vinh cho biết: “Giảm sinh là giảm nghèo. Tôi muốn mọi gia đình đều thoát được cảnh nghèo, kinh tế ngày càng phát triển, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, gia đình hạnh phúc. Vì thế mà lòng nhiệt tình, sự tận tuỵ trong tôi ngày một lớn hơn.”.

An Ngọc

tin mới

Chương trình livestream 'Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả'

Đón xem chương trình livestream '20h Bác sĩ đây rồi' ngày 20/5: Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả

(Baonghean.vn) -Chương trình “20h Bác sĩ đây rồi” ngày 20/5 với chủ đề: “Phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh nấm da hiệu quả”, Bác sĩ CKI Vi Thị Ngân, Chuyên ngành da liễu - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện ĐKTP Vinh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý này...

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Thay đổi thói quen sinh hoạt thế nào để giảm cholesterol có hại?

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của cholesterol đến sức khỏe là hình thành các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều chỉnh một số thói quen hằng ngày sẽ giúp giảm cholesterol có hại, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.