Cuộc đời thăng trầm của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra

(Baonghean.vn) - Sau nhiều phiên điều trần trước toà án kể từ năm 2015 tới nay, sáng 25/8, phiên điều trần cuối cùng bà Yingluck Shinawatra đã không có mặt, dấy lên nghi ngờ bà đã trốn khỏi Thái Lan. Ngay sau đó Toà án Thái Lan phát lệnh bắt cựu Thủ tướng Yingluck. Cùng nhìn lại sự nghiệp đầy sóng gió của bà qua chùm ảnh dưới đây.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967 tại San Kamphaeng, Thái Lan. Bà là con út trong đại gia đình người Thái gốc Hoa gồm 9 anh chị em, trong đó có cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ảnh: The Nation.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967 tại San Kamphaeng, Thái Lan. Bà là con út trong đại gia đình người Thái gốc Hoa gồm 9 anh chị em, trong đó có cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ảnh: The Nation.
Yingluck từ khi còn đi học đã nổi tiếng vì vẻ đẹp, chiều cao và tính cách năng động. Bà là thành viên tích cực của đội diễu hành trường và đã tham gia một số cuộc thi sắc đẹp. Ảnh: The Nation.
Yingluck từ khi còn đi học đã nổi tiếng vì vẻ đẹp, chiều cao và tính cách năng động. Bà là thành viên tích cực của đội diễu hành trường và đã tham gia một số cuộc thi sắc đẹp. Ảnh: The Nation.
Một trong những tấm hình hiếm hoi của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra thời ngồi ghế giảng đường.
Một trong những tấm hình hiếm hoi của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra thời ngồi ghế giảng đường.
Thiếu nữ Yingluck chụp hình kỷ niệm cùng hai bạn học.
Thiếu nữ Yingluck chụp hình kỷ niệm cùng hai bạn học.
Còn đây là tấm hình
Còn đây là tấm hình "người đàn bà đẹp" Thái Lan tại một cuộc thi nhan sắc ở quê nhà Chiang Mai.
Bà Yingluck (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng các anh chị. Anh trai Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội năm 2006 và phải sống lưu vong.
Bà Yingluck (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng các anh chị. Anh trai Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội năm 2006 và phải sống lưu vong.
Bà Yingluck từng tốt nghiệp khoa Chính trị học và Hành chính công thuộc Đại học Chiang Mai năm 1988 và có bằng thạc sĩ ngành Hành chính công của Đại học Kentucky, Mỹ, vào năm 1991. Trước khi đến với chính trường, bà là một doanh nhân thành đạt. Ảnh: Getty.
Bà Yingluck từng tốt nghiệp khoa Chính trị học và Hành chính công thuộc Đại học Chiang Mai năm 1988 và có bằng thạc sĩ ngành Hành chính công của Đại học Kentucky, Mỹ, vào năm 1991. Trước khi đến với chính trường, bà là một doanh nhân thành đạt.
Bà Yingluck kết hôn với Anusorn Amornchat, Tổng giám đốc của M Link Asia Corporation PCL, vào năm 1995. Ảnh chụp bà năm 2014 với cậu con trai Supasek Amornchat.
Bà Yingluck kết hôn với Anusorn Amornchat, Tổng giám đốc của M Link Asia Corporation PCL, vào năm 1995. Ảnh chụp bà năm 2014 với cậu con trai Supasek Amornchat.
Tháng 5/2011, Đảng Pheu Thái (Vì nước Thái) đề cử bà làm ứng cử viên cho chức thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm. Đảng của bà giành được 265 ghế trên tổng số 500 ghế tại Quốc hội Thái Lan. Ngày 8/8/2011, Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej phê chuẩn chính thức bà Yingluck làm nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này. Ảnh: Getty.
Tháng 5/2011, Đảng Pheu Thái (Vì nước Thái) đề cử bà làm ứng cử viên cho chức thủ tướng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm. Đảng của bà giành được 265 ghế trên tổng số 500 ghế tại Quốc hội Thái Lan. Ngày 8/8/2011, Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej phê chuẩn chính thức bà Yingluck làm nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này. 
Một khảo sát cho thấy nội các của bà được đánh giá cao nhất về năng lực kinh tế trong các đời thủ tướng, thậm chí hơn cả thời mà Thaksin nắm quyền. Tuy nhiên, chính trị Thái Lan chưa bao giờ thôi bất ổn, và thời Yingluck cũng không là ngoại lệ. Ảnh: Getty.
Một khảo sát cho thấy nội các của bà được đánh giá cao nhất về năng lực kinh tế trong các đời thủ tướng, thậm chí hơn cả thời mà Thaksin nắm quyền. Tuy nhiên, chính trị Thái Lan chưa bao giờ thôi bất ổn, và thời Yingluck cũng không là ngoại lệ.
Đầu tháng 5/2014, tòa án tối cao tước chức vị của bà Yingluck vì cáo buộc lạm quyền. Trong hơn 3 năm trên cương vị thủ tướng, cũng là ba năm sóng gió nhất cuộc đời, Yingluck phải đối mặt với hàng loạt sức ép từ phe quân đội, biểu tình, ngập lụt lịch sử ở Bangkok… Kèm theo đó là hàng loạt cáo buộc khác cùng những vụ kiện dai dẳng. Ảnh: Asian Correspondent.
Đầu tháng 5/2014, tòa án tối cao tước chức vị của bà Yingluck vì cáo buộc lạm quyền. Trong hơn 3 năm trên cương vị thủ tướng, cũng là ba năm sóng gió nhất cuộc đời, Yingluck phải đối mặt với hàng loạt sức ép từ phe quân đội, biểu tình, ngập lụt lịch sử ở Bangkok… Kèm theo đó là hàng loạt cáo buộc khác cùng những vụ kiện dai dẳng.
Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck, bắt đầu đưa ra các chương trình trợ giá gạo trước khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Nhưng bà là người đẩy dự án tiến xa hơn khi mua gạo của nông dân với mức giá cao hơn khoảng 50% so với giá thị trường.
Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck, bắt đầu đưa ra các chương trình trợ giá gạo trước khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Nhưng bà là người đẩy dự án tiến xa hơn khi mua gạo của nông dân với mức giá cao hơn khoảng 50% so với giá thị trường.
Yingluck bị quản thúc và cấm xuất cảnh. Dù không còn là chính trị gia, bà vẫn đứng ra tổ chức nhiều hoạt động và tuyên bố sẽ chiến đấu hết mình vì công lý. Sáng diễn ra phiên điều trần cuối cùng trong vụ kiện về chương trình trợ giá gạo của bà Yingluck ngày 21/7, những người ủng hộ vẫn tiếp tục đón bà tại cửa Tòa án Tối cao ở Bangkok bằng những bông hoa hồng.
Yingluck bị quản thúc và cấm xuất cảnh. Dù không còn là chính trị gia, bà vẫn đứng ra tổ chức nhiều hoạt động và tuyên bố sẽ chiến đấu hết mình vì công lý. Sáng diễn ra phiên điều trần cuối cùng trong vụ kiện về chương trình trợ giá gạo của bà Yingluck ngày 21/7, những người ủng hộ vẫn tiếp tục đón bà tại cửa Tòa án Tối cao ở Bangkok bằng những bông hoa hồng.
Bà Yingluck đã phải quẹt nước mắt khi đón nhận hoa và tình cảm từ những người ủng hộ. Dù bị cấm tham gia hoạt động chính trị, bà vẫn giữ vai trò đại diện không chính thức cho đảng Pheu Thái. Cựu thủ tướng vẫn nhận được sự ủng hộ vững chắc từ tầng lớp nông dân.
Bà Yingluck đã phải quẹt nước mắt khi đón nhận hoa và tình cảm từ những người ủng hộ. Dù bị cấm tham gia hoạt động chính trị, bà vẫn giữ vai trò đại diện không chính thức cho đảng Pheu Thái. Cựu thủ tướng vẫn nhận được sự ủng hộ vững chắc từ tầng lớp nông dân.
Tòa án Tối cao vừa ra lệnh truy nã Yingluck Shinawatra sau khi bà không xuất hiện tại phiên tuyên án sáng 25/8. Tòa hoãn việc công bố bản án tới ngày 27/9. Nếu bị kết tội, nữ thủ tướng đầu tiên của xứ Chùa Vàng sẽ phải đối mặt với tối đa 10 năm tù giam và bị cấm tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.
Tòa án Tối cao vừa ra lệnh truy nã Yingluck Shinawatra sau khi bà không xuất hiện tại phiên tuyên án sáng 25/8. Tòa hoãn việc công bố bản án tới ngày 27/9. Nếu bị kết tội, nữ thủ tướng đầu tiên của xứ Chùa Vàng sẽ phải đối mặt với tối đa 10 năm tù giam và bị cấm tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.

 Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.