Dân bản mổ lợn chết ăn vì không biết dịch tả lợn Châu Phi

(Baonghean.vn) - Lợn chết cách đây hơn 1 tuần nhưng do không biết bị bệnh gì nên người dân bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn vẫn giết mổ ăn thịt.

Cơ quan Thú y vùng III có kết quả mẫu xét nghiệm bệnh phẩm lợn bệnh tại bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Đến thời điểm này huyện biên giới Kỳ Sơn có 2 xã ghi nhận có bệnh dịch nguy hại này, hàng trăm con lợn đã bị chết, tiêu hủy.

Ghi nhận tại bản Huồi Thợ (xã Hữu Kiệm - Kỳ Sơn) trưa 23/5 cho thấy, bản đã lập 1 chốt chặn trên trục đường độc đạo ra vào bản, có lực lượng chốt chặn.

Điểm chốt chặn dịch tả lợn châu phi trên con đường độc đạo vào bản Huồi Thợ. Ảnh: Xuân Hoàng
Điểm chốt chặn dịch tả lợn châu Phi trên con đường độc đạo vào bản Huồi Thợ. Ảnh: Xuân Hoàng

Trưởng bản Vi Văn Thủy cho biết: Trong những ngày từ 15 - 21/5 trên địa bàn bản có nhiều con lợn của các hộ: Moong Văn Phúc, Moong Văn Phong, Xeo Văn Minh, Moong Văn Thuyên và Xeo Văn Thường bị ốm chết. Nhưng do bà con không biết bị bệnh gì nên giết mổ ăn thịt.

Đến ngày 22/5, lợn của hộ ông Lương Văn Bình bị ốm, thấy biểu hiện lạ, và xem ti vi thấy có dịch tả lợn châu Phi nên ông Bình báo với ban xóm và xã. Sau đó, cán bộ Thú y huyện đến lấy mẫu đi xét nghiệm. Đến chiều ngày 22/5, bản nhận được kết quả của mẫu xét nghiệm là dương tính với dịch tả lợn châu Phi.

Phun hóa chất khử trùng trên các trục đường của bản Huồi Thợ. Ảnh: Xuân Hoàng
Phun hóa chất khử trùng trên các trục đường của bản Huồi Thợ. Ảnh: Xuân Hoàng

Sáng nay xã đã cấp 4 lít hóa chất, 1,5 tạ vôi bột, 1 bình phun và một số găng tay, khẩu trang để phục vụ phòng chống dịch, bản cũng đã cử 17 người thay phiên nhau trực tại chốt chặn. Từ ngày 22/5, bản đã tổ chức phun hóa chất trên các trục đường và các hộ chăn nuôi trong bản.

Hiện trong bản còn 220 con lợn. Trước thực trạng nhiều con lợn bị ốm chết, người dân mổ thịt trước đó sẽ dẫn đến nguy cơ chết sạch cả đàn lợn của bản do dịch tả lợn châu Phi. Bởi tập quán chăn nuôi lợn của bà con là thả rông.

Ông Vi Văn Thủy - Trưởng bản Huồi Thợ

Ông Nguyễn Hữu Lượng - Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm cho biết: Mặc dù UBND huyện chưa công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã, nhưng chính quyền địa phương đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống, khống chế dịch theo văn bản chỉ đạo của cấp trên.

Theo đó, trong sáng nay, xã đã thành lập các tổ phòng chống dịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công chức xã xuống cơ sở để nắm bắt tình hình dịch. Xã đã mua 2,5 tạ vôi bột, nhận 22 lít hóa chất của huyện và chủ động mua bình phun cho các bản phun hóa chất.

Ngoài bản Huồi Thợ đã xác định có dịch, còn có bản Đỉnh Sơn hiện đang có lợn ốm chết, xã đã báo cáo cơ quan Thú y sớm có hướng xử lý để hạn chế thiệt hại cho bà con.

Tập quán chăn nuôi của đồng bào phần lớn là thả rông, nên rất dễ lây lan bệnh dịch. Ảnh: Xuân Hoàng
Tập quán chăn nuôi của đồng bào phần lớn là thả rông, nên rất dễ lây lan bệnh dịch. Ảnh: Xuân Hoàng
Báo cáo của UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, đến sáng ngày 23/5, trên địa bàn huyện đã ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi tại 2 xã Mường Típ và Hữu Kiệm. Trong đó, xã Mường Típ có 6 bản và Hữu Kiệm có 1 bản ghi nhận có bệnh dịch nguy hại này. Các địa phương đã tiến hành tiêu hủy 23 con lợn, chưa kể có 117 con lợn đã chết trước đó.

Ngoài ra, các địa phương khác như: Mường Ải, Bắc Lý, Tà Cạ, Bảo Thắng có 284 con lợn bị ốm chết, hiện cơ quan Thú y đã lấy mẫu xét nghiệm.

Bản Huổi Thơ, xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn, nơi có đàn lợn đen, lợn bản đang bị dịch tả lợn Châu Phi tấn công. Ảnh: Google maps
Bản Huồi Thợ, xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn, nơi có đàn lợn đen, lợn bản đang bị dịch tả lợn châu Phi tấn công. Ảnh: Google maps

Kỳ Sơn hiện có 26.612 con lợn, trong đó phần lớn là giống lợn đen địa phương. Đồng bào các dân tộc lo lắng dịch tả lợn châu Phi lây lan rộng, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân và mất nguồn đặc sản quý giá của vùng rẻo cao này. Do vậy, bà con mong muốn các cơ quan chuyên môn sớm khống chế dịch.

tin mới

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 kéo dài 5 ngày nên nhiều người dân trở về quê Nghệ An để nghỉ lễ; bên cạnh đó, Nghệ An cũng là địa phương được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng nên hành khách tại nhà ga, sân bay đã đông đúc.

Giá vàng

Giá vàng tăng vọt; Dầu thô sát mốc 90 USD/thùng

(Baonghean.vn) -Giá vàng tăng vọt cả 2 chiều mua và bán; USD thế giới bất ngờ tăng mạnh; Dầu tiếp đà tăng giá, sát mốc 90 USD/thùng; Cà phê tăng mạnh lên mốc kỷ lục mới, là những thông tin thị trường cập nhật sáng 27/4.

Đường Quang Trung xưa

Ngắm những hình ảnh về thành Vinh xưa và nay nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết

(Baonghean.vn) - Mặc dù bị tàn phá sau chiến tranh, tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Nhà nước và Nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức, TP.Vinh đã dần được xây dựng lại. Ngày 1/5/1974, công trình xây dựng khu Quang Trung chính thức được khởi công, đánh dấu sự khởi đầu quá trình tái thiết thành phố.