Đậu mùa khỉ có phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Theo Kim Vân (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhiều người cho rằng đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, theo BS.CK2 Đoàn Văn Lợi Em, đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng hành vi quan hệ tình dục có thể là yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục

BS.CK2 Đoàn Văn Lợi Em – Phó trưởng khoa Lâm sàng 3 – Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh cho biết, lý do bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục là vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục, dù là quan hệ qua đường sinh dục, đường miệng hay đường hậu môn. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes sinh dục có thể lây lan khi tiếp xúc da với da, nhưng đó không phải là đường lây chính.

Ngược lại, bệnh đậu mùa khỉ được lây truyền qua nhiều con đường, trong đó chủ yếu qua đường tiếp xúc với các tổn thương da của người bệnh (còn gọi là đường lây truyền tiếp xúc da với da), thậm chí là qua trung gian vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm…

Ngoài ra, virus còn có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của đường hô hấp như nước bọt hoặc dịch nhầy.

Các tổn thương da ở người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện ở trên mặt, tay, chân và vùng sinh dục với biểu hiện là mụn nước hoặc sẩn hồng ban.

Các tổn thương da ở người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện ở trên mặt, tay, chân và vùng sinh dục với biểu hiện là mụn nước hoặc sẩn hồng ban.

Nói cách khác, bất kỳ ai cũng đều có thể bị nhiễm virus đậu mùa khỉ nếu tiếp xúc với vết thương da, vật dụng cá nhân hoặc chất tiết đường hô hấp của người bệnh mà không cần phải quan hệ tình dục với họ.

"Hiện vẫn chưa rõ liệu virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo giống như định nghĩa của một bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục sẽ làm gia tăng mức độ tiếp xúc một cách "thân mật và gần gũi", làm gia tăng nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tiếp xúc da với da và đường hô hấp", bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em cho hay.

Cũng theo bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em, mặc dù bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở phần lớn đối tượng nam quan hệ đồng giới, nhưng đây không phải là căn bệnh của riêng nhóm người này mà bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh qua những đường lây truyền kể trên.

Lý do bệnh chiếm tỷ lệ cao ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có thể là do tần suất và mức độ tiếp xúc "thân mật và gần gũi" với nhiều bạn tình lạ của nhóm đối tượng này thường cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.

Bệnh đậu mùa khỉ thường biểu hiện với triệu chứng nào?

BS.CK2 Đoàn Văn Lợi Em cũng cho biết thêm, bệnh đậu mùa khỉ thường biểu hiện với các triệu chứng như:

Sốt, mệt mỏi, nổi hạch, đau nhức người, nổi ban da tùy vào giai đoạn của bệnh.

Các tổn thương da thường xuất hiện ở trên mặt, tay, chân và vùng sinh dục với biểu hiện là mụn nước hoặc sẩn hồng ban, có thể tiến triển thành vết trợt loét trên mặt, tay hoặc vùng sinh dục.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp, bệnh có thể có những biểu hiện tương đối giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy có thể dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót bệnh. Ví dụ, người bệnh có thể chỉ biểu hiện với một nốt loét ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc trong miệng có thể bị chẩn đoán nhầm với giang mai, Herpes simplex hoặc hạ cam mềm.

Ngoài ra, người bệnh đậu mùa khỉ có thể có đồng mắc với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Theo số liệu của CDC Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 38% trường hợp đậu mùa khỉ có đồng nhiễm với HIV và 41% đã hoặc đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, Chlamydia và giang mai trong vòng 1 năm trở lại đây.

BS.CK2 Em khẳng định một lần nữa, đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng hành vi quan hệ tình dục có thể là yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, mọi người cần tự nhận biết yếu tố nguy cơ và triệu chứng để chủ động đi khám để được xét nghiệm tầm soát và điều trị kịp thời, nhằm làm giảm nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.