Để ngày khai giảng là ngày vui!

(Baonghean) - Lễ khai giảng năm học mới diễn ra trong niềm háo hức, chờ đợi. Lễ khai giảng năm học này được chú ý hơn, bởi những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về cách tổ chức khai giảng tại Hội nghị tổng kết năm học 2014 - 2015, triển khai kế hoạch năm học 2015 - 2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tại đây, Phó Thủ tướng đã có những ý kiến tâm huyết và thẳng thắn khi cho rằng việc tổ chức lễ khai giảng hiện nay vẫn còn không ít những tồn tại, bất cập, cần phải điều chỉnh như: Giờ và ngày tổ chức khai giảng chưa đồng đều, có nơi chỉ phụ thuộc vào lãnh đạo cấp trên về dự mà phải “dời ngày”; có khi đã đến giờ nhưng lãnh đạo chưa đến thì thầy và trò còn phải đợi, bất kể mưa hay nắng; có buổi khai giảng cả thầy và trò phải ngồi nghe những bài diễn văn dài lê thê...

Những ý kiến của Phó Thủ tướng lập tức nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của dư luận. Và nhất là từ phía thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh. Bởi những tồn tại và bất cập như đã nêu trên, vô hình trung đã cho thấy rằng không ít nơi tổ chức lễ khai giảng năm học mới chỉ để phục vụ... lãnh đạo cấp trên về dự. Đành rằng, sự có mặt của lãnh đạo các cấp là cần thiết, quan trọng, thêm phần trọng thị cho lễ khai giảng, bởi điều đó góp phần thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới quốc sách hàng đầu – sự nghiệp giáo dục. Sự có mặt kịp thời của lãnh đạo cấp trên còn có ý nghĩa cổ vũ, động viên thầy cô giáo và học sinh bước vào năm học mới với khí thế mới. Tuy nhiên, đề cao quá mức vai trò tham dự của lãnh đạo cấp trên tại lễ khai giảng, hoặc quá phụ thuộc vào lãnh đạo cấp trên, đến mức phải “dời” thời gian lễ khai giảng để đón bằng được lãnh đạo đến tham dự, là việc làm máy móc, khiên cưỡng, ảnh hưởng đến mục đích và ý nghĩa của ngày khai trường. Bởi lễ khai giảng chính là nghi thức chào mừng năm học mới, chào mừng ngày trở lại trường của thầy, cô giáo và học sinh để bắt đầu một năm học mới với khí thế mới. 
Ngày khai giảng ở Việt Nam được tổ chức ổn định vào ngày 5/9 hàng năm còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi đó là ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh ngay sau khi nước nhà vừa giành độc lập (Bác Hồ gửi thư cho học sinh vào ngày 5/9/1945). Vì thế, ngày hội đến trường còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử về những lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hơn thế, đất nước ngày càng đổi mới, hội nhập sâu rộng, việc đề cao vị trí của việc học đồng thời cần được đặt song song với việc đề cao vị trí của người dạy và người học một cách thực chất. Ngày khai giảng là ngày hội đến trường của người dạy và người học, vì thế đó phải là ngày mà người dạy và người học là chủ thể được tôn vinh, đề cao, và lễ khai giảng cần tạo ra niềm vui, tinh thần phấn khởi để người dạy và người học bước vào năm học mới với khí thế phấn chấn, tràn đầy cảm hứng để bước vào năm học mới đạt nhiều thành tích mới.
Tôi may mắn được đón chào những ngày lễ khai giảng đầy ý nghĩa. Đó là những ngày lễ khai giảng gắn liền với hoạt động tôn vinh những thầy cô giáo đạt được nhiều thành tích trong dạy học, những học sinh đậu đạt cao, những học sinh vượt khó để học tốt trong năm học vừa qua, tiêu biểu nhất cho các trường tổ chức tốt hoạt động này là Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Qua đó, động viên rất lớn đối với người dạy, người học, đồng thời cũng là động lực để những học sinh mới bước vào cấp học mới, trường học mới tự hào về thành tích và tiếp tục nêu cao tinh thần hăng hái thi đua trong học tập và rèn luyện.
Đặc biệt hơn, có những lễ khai giảng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tổ chức đồng thời với hoạt động “tiếp sức đến trường” ý nghĩa. Ngay trong lễ khai giảng, những món quà từ tấm lòng hảo tâm của các tập thể, cá nhân đã được trao tận tay các thầy cô giáo và các em học sinh. Đó có thể là những món quà có giá trị vật chất lớn như nguồn kinh phí hỗ trợ để xây nhà ở lâu dài cho giáo viên và học sinh, bàn ghế dạy học, máy vi tính... Hay đó là những đồ dùng học tập như cặp học sinh, vở viết, sách giáo khoa. Đó cũng có thể là áo ấm, chăn ấm. Đó cũng có thể là những buổi thăm khám, chữa bệnh học đường... 
Cách tổ chức những buổi lễ khai giảng gắn với những hoạt động đó tạo cho buổi lễ khai trường thành sinh hoạt văn hóa có dấu ấn đẹp đẽ, khó phai mờ, không chỉ tạo động lực cho một năm học mới, mà có khi còn là những kỷ niệm đẹp, ký ức đẹp đi theo mỗi người suốt cả cuộc đời. Và điều quan trọng nhất, đó là những cách tổ chức lễ khai giảng đem lại niềm vui, niềm phấn khởi cho tất cả mọi người, mà trước hết là cho chính người dạy và người học.
Đức Dương

tin mới

Tiên tiến

Mô hình trường tiên tiến chưa thực sự đột phá

(Baonghean.vn) - Sau 2 năm thực hiện thí điểm mô hình trường tiên tiến, nhiều bất cập, khó khăn đã nảy sinh. Vì vậy, việc đánh giá về hoạt động của mô hình để có những đề xuất, kiến nghị và tìm giải pháp tháo gỡ là điều cần thiết.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Nghệ An: Gia tăng áp lực trường lớp vì tăng học sinh trong năm học mới

Nghệ An: Gia tăng áp lực trường lớp vì tăng học sinh trong năm học mới

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương và các nhà trường vừa hoàn thành việc xây dựng kế hoạch năm học 2024 – 2025 và chuẩn bị các phương án về cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ giáo viên. Năm tới, số học sinh tăng và số lớp tăng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc triển khai thực hiện.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.