Donald Trump: Sự hợp lý đến từ cái vỏ 'điên rồ'

(Baonghean) - Thế giới có vẻ đã nhàm chán với sự chỉ trích và cái nhìn tiêu cực với ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump. Nhưng những tuyên bố và chính sách mà ông Trump đã làm rõ trong kỳ đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa tuần qua cho thấy đường hướng cơ bản này là có cơ sở, hoặc ít nhất khiến một bộ phận cử tri Mỹ thấy tin tưởng.

Tỷ phú Donald Trump được lòng khá nhiều người, nhưng cũng bị mô tả là “điên khùng” và làm tổn hại nước Mỹ trong con mắt của một bộ phận cử tri. Ảnh: Politico.
Tỷ phú Donald Trump được lòng khá nhiều người, nhưng cũng bị mô tả là “điên khùng” và làm tổn hại nước Mỹ trong con mắt của một bộ phận cử tri. Ảnh: Politico.

Từ sự “cực đoan” kiểu Trump

Bức “chân dung chính trị” của tỷ phú Donald Trump được nhiều người Mỹ và phần đông dư luận thế giới dựng lên với những góc tiêu cực, những ngôn từ gây sốc, hay những chính sách đi ngược lại với mô hình chính trị truyền thống. Và thực tế thì Donald Trump cũng đã đánh bóng thành công tên tuổi của mình với chiến lược “khác người” để vượt qua những “tay chơi” chính trị gạo cội của đảng Cộng hòa.

Trong một phát ngôn mới nhất, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump hôm 24/7 đã công khai một số quan điểm về chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế và an ninh quốc gia. Trong đó, ông để ngỏ khả năng rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trả lời câu hỏi trong chương trình “Meet the Press” của hãng tin NBC, ông Trump cho rằng nếu trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ, ông có thể đàm phán lại hoặc phá bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và rút khỏi WTO. Khi bị người dẫn chương trình Chuck Todd “vặn vẹo” về WTO, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa nhận định các thỏa thuận thương mại trong khuôn khổ WTO là "thảm họa" và chính WTO cũng là một "thảm họa".

Quan điểm nói “Không” với các ràng buộc và trách nhiệm quốc tế cũng được tỷ phú bất động sản này nhắc tới khi nói về vai trò của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Trump nhắc lại ý định buộc các đồng minh phải gánh vác các khoản chi phí quốc phòng mà Mỹ đã trang trải cho họ trong nhiều năm qua. Trong cuộc phỏng vấn với báo The New York Times ngày 20/7, "ông trùm" bất động sản Trump nêu rõ nước Mỹ dưới nhiệm kỳ của ông sẽ không nhất thiết phải triển khai viện trợ cho NATO, trong trường hợp các đồng minh bị tấn công. Việc Mỹ có ủng hộ vật chất hay tinh thần hay không còn tùy thuộc vào mức độ đóng góp của những nước thành viên NATO cho liên minh này. Ý tưởng của ông Trump ở đây khá rõ ràng, nước Mỹ sẽ chỉ giúp ai “đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ đối với Washington”.

Cuộc đối đầu giữa ông Trump với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton được dự báo là sẽ rất khốc liệt với quá nhiều sự đối lập. Ảnh: CBS.
Cuộc đối đầu giữa ông Trump với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton được dự báo là sẽ rất khốc liệt với quá nhiều sự đối lập. Ảnh: CBS.

Tới logic của Trump

Sự quyết đoán trong chiến lược của tỷ phú Trump đang khiến những đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới đứng ngồi không yên. Nhưng đó là điều mà một bộ phận người dân Mỹ đang trông đợi, đằng sau cương lĩnh tranh cử “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nước Mỹ trong mắt ông Trump chứa đựng nhiều vấn đề từ bên trong tới bên ngoài, những lỗi lầm và thiếu hụt dai dẳng, bởi thế cần phải tập trung “chữa chạy” hơn là tiếp tục đi theo con đường đã trở thành truyền thống.

Vấn đề đối nội lớn nhất theo ông Trump được đề cập là "cục nợ quốc gia" sắp lên tới 21.000 tỷ USD và khoản thâm hụt thương mại hàng năm lên tới trên 800 tỷ USD. Chính vì thế, đây là một chủ đề được theo đuổi xuyên suốt trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump cùng thông điệp "Gia cố nước Mỹ trước tiên", và "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại". Theo lập luận của Donald Trump, nếu nước Mỹ mà ốm yếu, không giải quyết được chính vấn đề của nước Mỹ thì đừng bao giờ mơ tưởng sẽ trở thành "trụ đỡ" cho thế giới "tự do".

Nước Mỹ trong mắt của doanh nhân Trump cũng trở nên thực tế hơn, “khiêm tốn” hơn trong mối quan hệ với thế giới. Ví dụ, nước Mỹ cần yêu cầu các đồng minh, Nhật Bản, Hàn Quốc châu Âu đóng góp, chia sẻ gánh nặng nhiều hơn cho chi tiêu quốc phòng chung. Ông Trump lập luận rằng, nước Mỹ phải yêu cầu các nước giàu có, có đủ khả năng nhất để đóng góp cho các cam kết an ninh chung. Đảm bảo an ninh là việc đôi bên cùng có lợi chứ không chỉ có Mỹ; và tại sao phải bắt chỉ yêu cầu nước Mỹ thực hiện nghĩa vụ đồng minh, mà không có chuyện ngược lại. Trong mối quan hệ hiện nay mà chính quyền Obama theo đuổi, và cũng là cách tiếp cận của ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton, vị thế của Mỹ rõ ràng đang bị phụ thuộc. Không đồng minh nào muốn móc hầu bao nếu như họ biết được điểm yếu của Mỹ: không thể từ bỏ các căn cứ của Mỹ ở châu Á và châu Âu. Cách đặt vấn đề như vậy là một là tiền đề rất không tốt cho cuộc đàm phán trong mắt của ông Trump.

Hiển nhiên việc suy giảm đóng góp cho những chi phí an ninh toàn cầu cũng có nghĩa nước Mỹ sẽ “tụt lùi” về vai trò của mình. Nhưng theo ông Trump, đó không phải là mất mát gì ghê gớm trong khi nước Mỹ vẫn còn những nỗi đau dai dằng. Thay vì gây sức ép với nhiều nước khác chuyện nhân quyền và thúc đẩy dân chủ, các quyền tự do dân sự và giá trị Mỹ, ông Trump không ngần ngại chỉ ra những vấn đề của nước Mỹ. Lương tối thiểu thấp, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, phân biệt chủng tộc, cảnh sát bắn người vô tội, giới thực thi pháp luật bị tấn công luôn khiến người Mỹ giật mình. Và thay vì dạy dỗ thì nước Mỹ nên làm gương.

Chính trị là chân thực tới thô ráp

Bất kể việc nhiều người lấy vốn liếng chính trị hạn chế của tỷ phú Donald Trump để công kích ông nhưng không thể phủ nhận nhân vật này có những điểm mạnh riêng. Ông Trump không phải là chính trị gia với tài hùng biện và kinh nghiệm chính trường dày dạn của đối thủ Hillary Clinton. Thế nên những phát ngôn của ông đa phần thẳng và thật, không bóng bẩy trong câu chữ, nghĩ sao nói vậy. Vấn đề là câu chuyện ông đưa ra xoáy sâu vào những vấn đề của nước Mỹ, những chuyện mà nhiều cử tri Mỹ quan tâm. Hình ảnh không được “đẹp” của ông Trump tới từ việc câu chữ ông đưa ra không được lòng giới trí thức, tinh hoa, dẫn tới việc bị trích dẫn sai lệch, bị miêu tả là “điên khùng” và kỳ cục.

Chặng đường để đi tới chiến thắng ở phía trước với ông Trump vẫn còn rất cam go, nhưng sự “điên khùng” của ông đã chạm tới những giới hạn mới của nền chính trị xứ cờ hoa.

Thanh Sơn 

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân